Tính chất bất khả thấu triệt của hữu thể
Công trình khảo cứu về sự nhận thức thực tại của triết gia Josef Pieper
Người ta vốn khẳng định rằng chân lý hiện diện ở đâu thì thực tại cũng có mặt ở đó. Nhưng ở đây một câu hỏi lại được đặt ra: Thực tại là gì? Hay người ta cũng có thể đặt câu hỏi kiểu khác: Phải chăng thực tại nhất thiết phải là điều do con người cấu tạo nên, hầu người ta có thể nhận thức được nó? Đây là những vấn nạn mà triết gia người Đức Josef Pieper (1904-1997), vốn sinh trưởng tại thị trấn Münster thuộc miền Bắc Đức, đã suốt đời nỗ lực tìm kiếm một giải đáp hợp lý và qua đó đã nêu lên sự tương quan bất khả phân ly của nhân chủng học, của lý thuyết nhận thức và của sự tri thức về thực tại.
Một thiên khảo luận bàn về sự chân chính của quan niệm triết học Pieper đã được gửi đến phân khoa Triết học, thuộc Đại học Kỹ thuật Dresden, do nữ triết gia Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz làm khoa trưởng. Điều gây nhiều chú ý ở đây là tác giả thiên khảo luận ấy đã can đảm đưa ra một sự so sánh. Ông đặt suy tư của Pieper tương quan với những dự thảo triết học quan trọng đương đại; đó chính là công trình nghiên cứu dựa vào vấn nạn trọng điểm triết học mang tính cách hướng dẫn trong việc tiếp cận thực tại.
Với tựa đề: „Thực tại và Triết học: Đi tìm kiếm một ý niệm triết học phù hợp với thực tại“, thì bước đầu của tác giả là đưa ra những nỗ lực tìm kiếm câu trả lời mang tính cách triết học và lịch sử về văn hóa, đó là những nỗ lực luôn đặt nặng đặc biệt sự nhận thức về lao động, về lãnh vực cảm nghiệm, về khoa triết học ngôn ngữ, về khoa thần học và nhất là về sự phê bình quan điểm triết học của Schelling, của Jasper và của Klaus Müller (Münster).
Tiếp đến, những tương quan nhân chủng học của vấn đề giá trị cũng được nêu ra. Sự nhận thức về Thiên Chúa là hành động mang tính cách sáng tạo và là điều kiện khả dĩ cho sự tương quan của thực tại trên tinh thần nhận thức của con người. Trên thực tế, Pieper luôn bàn đến thực tại „người“ và đến những điều được phú bẩm vào sở trường khả dĩ trong con người. Ngay chính trong khoa đạo đức học của ông, Pieper đã dồn hết tinh thần vào „ultimatum potentiae“, vào khả năng tối hậu của con người. Như vậy, con người chỉ có thể „chân thật“ và „tốt“, tức „thật sự tốt“, nếu con người sẵn sàng thực hiện chân lý và sự đồng hữu của mình trong cộng đồng nhân loại; hay nói theo ngôn ngữ đại chúng là nếu con người sống một cách hòa đồng, khôn ngoan và đúng đắn trong xã hội. Sự xung khắc giữa quan điểm triết học của Pieper không chỉ với nền triết học Hy Lạp, nhưng cả với quan điểm triết học của các triết gia tân thời, như: Adorno, Gehlen, Rorty, Kant và Heidigger, v.v…, đều được đưa ra bàn luận.
Trong việc hiện thực tất cả những gì tàng ẩn trong con người, thì điều kiện tiên quyết là đòi hỏi sự dấn thân thực sự của con người, nghĩa là trong trường hợp nhất thiết phải bảo vệ chân lý và sự công bằng, con người phải sẵn sàng chấp nhận bị thiệt thòi, mất mát và bị thương tổn. Đây là điều mà theo ngôn ngữ truyền thống người ta gọi là sự dũng cảm và sự hy sinh, những điều mà chứng nhân của chân lý sẽ thấu triệt được sau ngày tận cùng của thời gian.
Trong chương viết về „Cắt nghĩa tính chất lịch sử của con người“, Pieper đã bày tỏ sự xung khắc với triết học về lịch sử của Immanuel Kant, và cả với cái được gọi là „Antichrist“ (Kẻ phản Kitô). Đây là một trong những chương gay cấn và căng thẳng nhất trong toàn bộ công trình khảo cứu và vì thế đã giúp cho nhà thần học nhận chân được rằng việc phải cân nhắc thật cẩn thận và chắc chắn về lịch sử là điều cần thiết như thế nào. Bởi vì Thiên Chúa trong Do-thái và trong Kitô giáo, Đấng mà Pieper luôn qui chiếu trong tư tưởng triết học của ông, là một Thiên Chúa của sự sống và của lịch sử. Và bởi vì Thiên Chúa của sự sống chính là Thiên Chúa của lịch sử, nên lịch sử ấy đã trở thành lịch sử cứu độ và mang một tên xưng riêng: „Trời mới và đất mới.“
Trong bước thứ ba, Pieper đã đưa ra thảo luận đề tài „Triết học về thực tại trong cuộc đàm thoại với triết học đương đại“. Điều ấy muốn nói rằng Pieper tranh cãi với Martin Heidegger về „bản thể của chân lý“, với Jean-Paul Sartre về „tính chất sáng tạo“ và „bản tính con người“; và Pieper cũng trao đổi với Robert Spaemann, một triết gia Công Giáo thời danh người Đức hiện tại, về Thiên Chúa và tương khắc với Hans-Georg Gadamer về „ngôn ngữ“ và „thuật chú giải triết học“.
Ở đây một câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng thực sự là “ngôn ngữ nói“, đúng như Gadamer, và sau đó là Heidegger, quan niệm, hay „con người nói“? Thuật chú giải triết học của Gadamer cũng rơi vào trong điểm nóng của sự tranh cãi mang tính cách phê bình như Herbert Schädelbach cho rằng: „Triết học chỉ là một phần của khoa học tinh thần mà thôi.“
Cuối cùng, dưới tựa đề „Đề cao và đào sâu“, tư tưởng của Pieper lại một lần nữa được đưa ra mổ xẻ phân tích và phê bình một cách xây dựng. Thật ra đó là một sự tập hợp khéo léo sự phát biểu của Martin Heidegger về „hữu thể và sự chết“, cũng như sự nhận thức của Romano Guardini về con người và cá vị qua việc thực thi sự „chấp nhận chính cá vị ấy“ cũng như điều mà Karl Rahner gọi là „cảm nghiệm siêu nghiệm“. Ở đây, „triết học về số sinh xuất“ của nữ triết gia Hannah Arendt và sự tiếp thu của Pieper về Kant cũng được đưa ra thảo luận một cách cặn kẽ và chi tiết.
Nói một cách tổng quát, công trình khảo cứu đã tạo nên được ấn tượng mạnh mẽ nhờ sự phân tích chính xác và nhờ sử dụng một ngôn ngữ trau chuốt. Và trong cuộc đàm thoại với các đại diện của triết học và thần học đương thời, tư tưởng Pieper không những được phản ảnh đầy tính cách phê bình, nhưng còn được diễn tả lại một cách xây dựng. Qua cuộc đàm thoại này, người ta nhận thấy rằng, quan điểm triết học của Pieper không hề dừng lại trong khuynh hướng „philosophia perennis“, khuynh hướng triết học bền vững, nhưng nó có được là chính nhờ Pieper đã loại trừ được tất cả những hình thức ngây ngô trong quá khứ về sự nhận thức thực tại qua một sự tiêu cực về tính khả nhận thức của nó còn nguy hại hơn nữa.
Pieper thành công trong vấn đề này là nhờ vào tính chất chuyển hoán của „cái độc nhất“ (unum); của „cái thật“ (verum) và của „cái tốt“ (bonum), nghĩa là nhờ vào những xác định siêu nghiệm của hữu thể („ens“, „aliquid“ và „res“….) Những cái siêu nghiệm này thiết lập nên – như Pieper cùng với Thomas Aquinô (Thomas Aquinô: De Veritate, 1.1C) nhấn mạnh – thực tại mang tính chất sáng tạo. Và chính sự nhận thức về thực tại của con người được đặt nền tảng trên những cái siêu nghiệm ấy; cả quyền lực phong phú cũng như chiều kích sâu thẳm vô tận của chúng cũng được thể hiện trong đó, chiều kích minh giải sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Nhưng chính Thiên Chúa – hữu thể của mọi hữu thế, tức nguồn gốc làm phát sinh mọi hữu thể –, Đấng vượt lên trên mọi khả năng và phạm trù nhận thức của trí năng con người, bảo đảm và đặt nền tảng cho sự bất khả thấu triệt của công trình sáng tạo của Người, một công trình mà nếu không có Người, thì không bao giờ xảy ra.
Đối với trí năng con người, thực tại một đàng là thế giá hướng dẫn sự nhận thức của con người và một đàng khác lại đối kháng sự nhận thức ấy, vì nó vượt lên trên mọi phạm trù nhận thức của con người.
Qua đó chúng ta có thể nhận chân được rằng hữu thể là một cái chi luôn có đó và là một cái chi hoàn toàn tròn đầy, viên mãn, bất khả thêm bớt. Nói cách khác, hữu thể là một cái chi đòi hỏi người ta phải chấp nhận nó như nó vốn là nó, chứ không thể can thiệp, thay đổi hay phủ nhận được. Những tùy thể của thực tại có thể bị thay đổi, thêm bớt, nhưng chính bản thể hay yếu tính của nó thì hoàn toàn bất biến. Ví dụ: Những tùy thể „tốt“ - „xấu“ - „cao“ - „thấp“ v.v… người ta có thể thêm vào hay gán cho thực tại „người“, còn chính thực tại „người“ thì luôn vẫn thế, bất biến, không thể thay đổi và thêm bớt.
Chính vì thế, thực tại luôn khơi dậy và thôi thúc nơi con người nỗi khắc khoải triết học là phải đi tìm chân lý. Pieper nhấn mạnh tính chất bất khả thấu triệt này của thực tại và qua đó ông đạt được khả năng và sự tiếp cận thực sự đối với tất cả những nỗ lực tìm kiếm sự giải đáp sau cùng, cũng như đối với sự tổng quát hóa có hệ thống và sự tổng quát hóa khép kín một cách hệ thống, tức sự tổng quát hóa làm cho quan điểm triết học sâu xa và hoàn hảo của ông dừng lại ở mức độ mà tư tưởng đương thời có thể tiếp cận được.
Và giá trị của công trình nghiên cứu trên là ở chỗ: đã chứng minh cho thấy khả năng nối kết đáng ngạc nhiên ấy của Triết gia Josef Pieper mang tính chất kiểu mẫu cũng như khả chuẩn nhận. Hơn nữa, chính việc học hỏi công trình khảo cứu ấy mang lại niềm phấn khởi, vâng, nó cổ xúy người ta ít nhất là một lần nào đó tự tay cầm lấy tác phẩm của Pieper và nghiên cứu, tác phẩm mà chính giáo sư triết gia Berthold Wald đã cho xuất bản toàn bộ một cách hoàn hảo tại nhà in Meiner Verlag tại Hamburg.
Sácht tham khảo:
Henrik Holm: „Die Unergründlichkeit der kreatürlichen Wirklichkeit. Eine Untersuchung zum Verhältnis von Philosophie und Wirklichkeit bei Josef Pieper.“ Thelem Verlag, Dresden 2011, 240 Seiten.
Công trình khảo cứu về sự nhận thức thực tại của triết gia Josef Pieper
Người ta vốn khẳng định rằng chân lý hiện diện ở đâu thì thực tại cũng có mặt ở đó. Nhưng ở đây một câu hỏi lại được đặt ra: Thực tại là gì? Hay người ta cũng có thể đặt câu hỏi kiểu khác: Phải chăng thực tại nhất thiết phải là điều do con người cấu tạo nên, hầu người ta có thể nhận thức được nó? Đây là những vấn nạn mà triết gia người Đức Josef Pieper (1904-1997), vốn sinh trưởng tại thị trấn Münster thuộc miền Bắc Đức, đã suốt đời nỗ lực tìm kiếm một giải đáp hợp lý và qua đó đã nêu lên sự tương quan bất khả phân ly của nhân chủng học, của lý thuyết nhận thức và của sự tri thức về thực tại.
Một thiên khảo luận bàn về sự chân chính của quan niệm triết học Pieper đã được gửi đến phân khoa Triết học, thuộc Đại học Kỹ thuật Dresden, do nữ triết gia Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz làm khoa trưởng. Điều gây nhiều chú ý ở đây là tác giả thiên khảo luận ấy đã can đảm đưa ra một sự so sánh. Ông đặt suy tư của Pieper tương quan với những dự thảo triết học quan trọng đương đại; đó chính là công trình nghiên cứu dựa vào vấn nạn trọng điểm triết học mang tính cách hướng dẫn trong việc tiếp cận thực tại.
Với tựa đề: „Thực tại và Triết học: Đi tìm kiếm một ý niệm triết học phù hợp với thực tại“, thì bước đầu của tác giả là đưa ra những nỗ lực tìm kiếm câu trả lời mang tính cách triết học và lịch sử về văn hóa, đó là những nỗ lực luôn đặt nặng đặc biệt sự nhận thức về lao động, về lãnh vực cảm nghiệm, về khoa triết học ngôn ngữ, về khoa thần học và nhất là về sự phê bình quan điểm triết học của Schelling, của Jasper và của Klaus Müller (Münster).
Tiếp đến, những tương quan nhân chủng học của vấn đề giá trị cũng được nêu ra. Sự nhận thức về Thiên Chúa là hành động mang tính cách sáng tạo và là điều kiện khả dĩ cho sự tương quan của thực tại trên tinh thần nhận thức của con người. Trên thực tế, Pieper luôn bàn đến thực tại „người“ và đến những điều được phú bẩm vào sở trường khả dĩ trong con người. Ngay chính trong khoa đạo đức học của ông, Pieper đã dồn hết tinh thần vào „ultimatum potentiae“, vào khả năng tối hậu của con người. Như vậy, con người chỉ có thể „chân thật“ và „tốt“, tức „thật sự tốt“, nếu con người sẵn sàng thực hiện chân lý và sự đồng hữu của mình trong cộng đồng nhân loại; hay nói theo ngôn ngữ đại chúng là nếu con người sống một cách hòa đồng, khôn ngoan và đúng đắn trong xã hội. Sự xung khắc giữa quan điểm triết học của Pieper không chỉ với nền triết học Hy Lạp, nhưng cả với quan điểm triết học của các triết gia tân thời, như: Adorno, Gehlen, Rorty, Kant và Heidigger, v.v…, đều được đưa ra bàn luận.
Trong việc hiện thực tất cả những gì tàng ẩn trong con người, thì điều kiện tiên quyết là đòi hỏi sự dấn thân thực sự của con người, nghĩa là trong trường hợp nhất thiết phải bảo vệ chân lý và sự công bằng, con người phải sẵn sàng chấp nhận bị thiệt thòi, mất mát và bị thương tổn. Đây là điều mà theo ngôn ngữ truyền thống người ta gọi là sự dũng cảm và sự hy sinh, những điều mà chứng nhân của chân lý sẽ thấu triệt được sau ngày tận cùng của thời gian.
Trong chương viết về „Cắt nghĩa tính chất lịch sử của con người“, Pieper đã bày tỏ sự xung khắc với triết học về lịch sử của Immanuel Kant, và cả với cái được gọi là „Antichrist“ (Kẻ phản Kitô). Đây là một trong những chương gay cấn và căng thẳng nhất trong toàn bộ công trình khảo cứu và vì thế đã giúp cho nhà thần học nhận chân được rằng việc phải cân nhắc thật cẩn thận và chắc chắn về lịch sử là điều cần thiết như thế nào. Bởi vì Thiên Chúa trong Do-thái và trong Kitô giáo, Đấng mà Pieper luôn qui chiếu trong tư tưởng triết học của ông, là một Thiên Chúa của sự sống và của lịch sử. Và bởi vì Thiên Chúa của sự sống chính là Thiên Chúa của lịch sử, nên lịch sử ấy đã trở thành lịch sử cứu độ và mang một tên xưng riêng: „Trời mới và đất mới.“
Trong bước thứ ba, Pieper đã đưa ra thảo luận đề tài „Triết học về thực tại trong cuộc đàm thoại với triết học đương đại“. Điều ấy muốn nói rằng Pieper tranh cãi với Martin Heidegger về „bản thể của chân lý“, với Jean-Paul Sartre về „tính chất sáng tạo“ và „bản tính con người“; và Pieper cũng trao đổi với Robert Spaemann, một triết gia Công Giáo thời danh người Đức hiện tại, về Thiên Chúa và tương khắc với Hans-Georg Gadamer về „ngôn ngữ“ và „thuật chú giải triết học“.
Ở đây một câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng thực sự là “ngôn ngữ nói“, đúng như Gadamer, và sau đó là Heidegger, quan niệm, hay „con người nói“? Thuật chú giải triết học của Gadamer cũng rơi vào trong điểm nóng của sự tranh cãi mang tính cách phê bình như Herbert Schädelbach cho rằng: „Triết học chỉ là một phần của khoa học tinh thần mà thôi.“
Cuối cùng, dưới tựa đề „Đề cao và đào sâu“, tư tưởng của Pieper lại một lần nữa được đưa ra mổ xẻ phân tích và phê bình một cách xây dựng. Thật ra đó là một sự tập hợp khéo léo sự phát biểu của Martin Heidegger về „hữu thể và sự chết“, cũng như sự nhận thức của Romano Guardini về con người và cá vị qua việc thực thi sự „chấp nhận chính cá vị ấy“ cũng như điều mà Karl Rahner gọi là „cảm nghiệm siêu nghiệm“. Ở đây, „triết học về số sinh xuất“ của nữ triết gia Hannah Arendt và sự tiếp thu của Pieper về Kant cũng được đưa ra thảo luận một cách cặn kẽ và chi tiết.
Nói một cách tổng quát, công trình khảo cứu đã tạo nên được ấn tượng mạnh mẽ nhờ sự phân tích chính xác và nhờ sử dụng một ngôn ngữ trau chuốt. Và trong cuộc đàm thoại với các đại diện của triết học và thần học đương thời, tư tưởng Pieper không những được phản ảnh đầy tính cách phê bình, nhưng còn được diễn tả lại một cách xây dựng. Qua cuộc đàm thoại này, người ta nhận thấy rằng, quan điểm triết học của Pieper không hề dừng lại trong khuynh hướng „philosophia perennis“, khuynh hướng triết học bền vững, nhưng nó có được là chính nhờ Pieper đã loại trừ được tất cả những hình thức ngây ngô trong quá khứ về sự nhận thức thực tại qua một sự tiêu cực về tính khả nhận thức của nó còn nguy hại hơn nữa.
Pieper thành công trong vấn đề này là nhờ vào tính chất chuyển hoán của „cái độc nhất“ (unum); của „cái thật“ (verum) và của „cái tốt“ (bonum), nghĩa là nhờ vào những xác định siêu nghiệm của hữu thể („ens“, „aliquid“ và „res“….) Những cái siêu nghiệm này thiết lập nên – như Pieper cùng với Thomas Aquinô (Thomas Aquinô: De Veritate, 1.1C) nhấn mạnh – thực tại mang tính chất sáng tạo. Và chính sự nhận thức về thực tại của con người được đặt nền tảng trên những cái siêu nghiệm ấy; cả quyền lực phong phú cũng như chiều kích sâu thẳm vô tận của chúng cũng được thể hiện trong đó, chiều kích minh giải sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Nhưng chính Thiên Chúa – hữu thể của mọi hữu thế, tức nguồn gốc làm phát sinh mọi hữu thể –, Đấng vượt lên trên mọi khả năng và phạm trù nhận thức của trí năng con người, bảo đảm và đặt nền tảng cho sự bất khả thấu triệt của công trình sáng tạo của Người, một công trình mà nếu không có Người, thì không bao giờ xảy ra.
Đối với trí năng con người, thực tại một đàng là thế giá hướng dẫn sự nhận thức của con người và một đàng khác lại đối kháng sự nhận thức ấy, vì nó vượt lên trên mọi phạm trù nhận thức của con người.
Qua đó chúng ta có thể nhận chân được rằng hữu thể là một cái chi luôn có đó và là một cái chi hoàn toàn tròn đầy, viên mãn, bất khả thêm bớt. Nói cách khác, hữu thể là một cái chi đòi hỏi người ta phải chấp nhận nó như nó vốn là nó, chứ không thể can thiệp, thay đổi hay phủ nhận được. Những tùy thể của thực tại có thể bị thay đổi, thêm bớt, nhưng chính bản thể hay yếu tính của nó thì hoàn toàn bất biến. Ví dụ: Những tùy thể „tốt“ - „xấu“ - „cao“ - „thấp“ v.v… người ta có thể thêm vào hay gán cho thực tại „người“, còn chính thực tại „người“ thì luôn vẫn thế, bất biến, không thể thay đổi và thêm bớt.
Chính vì thế, thực tại luôn khơi dậy và thôi thúc nơi con người nỗi khắc khoải triết học là phải đi tìm chân lý. Pieper nhấn mạnh tính chất bất khả thấu triệt này của thực tại và qua đó ông đạt được khả năng và sự tiếp cận thực sự đối với tất cả những nỗ lực tìm kiếm sự giải đáp sau cùng, cũng như đối với sự tổng quát hóa có hệ thống và sự tổng quát hóa khép kín một cách hệ thống, tức sự tổng quát hóa làm cho quan điểm triết học sâu xa và hoàn hảo của ông dừng lại ở mức độ mà tư tưởng đương thời có thể tiếp cận được.
Và giá trị của công trình nghiên cứu trên là ở chỗ: đã chứng minh cho thấy khả năng nối kết đáng ngạc nhiên ấy của Triết gia Josef Pieper mang tính chất kiểu mẫu cũng như khả chuẩn nhận. Hơn nữa, chính việc học hỏi công trình khảo cứu ấy mang lại niềm phấn khởi, vâng, nó cổ xúy người ta ít nhất là một lần nào đó tự tay cầm lấy tác phẩm của Pieper và nghiên cứu, tác phẩm mà chính giáo sư triết gia Berthold Wald đã cho xuất bản toàn bộ một cách hoàn hảo tại nhà in Meiner Verlag tại Hamburg.
Sácht tham khảo:
Henrik Holm: „Die Unergründlichkeit der kreatürlichen Wirklichkeit. Eine Untersuchung zum Verhältnis von Philosophie und Wirklichkeit bei Josef Pieper.“ Thelem Verlag, Dresden 2011, 240 Seiten.