Ngày 22-3-2011, Bộ giáo dục Công giáo đã công bố nghị định cải tổ chương trình đào tạo triết học: từ 2 năm tăng lên 3 năm trước khi học thần học. ĐHY Zenon Grocholewsky, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công giáo, cùng với ngài Tổng thư ký là Đức TGM Jean Louis Brugès OP. Và Cha Charles Morerod OP., Viện trưởng Giáo hoàng đại học Thánh Tomaso Aquino ở Roma đã giới thiệu nghị định mới.
Việc thay đổi này xuất phát từ thực tiễn yếu kém trong việc huấn luyện triết học ở các tổ chức đào tạo của Giáo hội trong những năm gần đây, thiếu những điểm tham chiếu vững chắc. Thực tiễn này đi cùng với cuộc khủng khoảng của những vấn đề thời đại, lý trí con người có khuynh hướng lệch chuẩn bởi những trào lưu tục hoá, duy lợi, các học thuyết hoài nghi và duy tương đối, từ đó dẫn đến thái độ ngờ vực chân lý. Việc cải tổ chương trình triết học, một mặt, Giáo hội nêu cao tầm quan trong của triết học trong việc đào tạo, giúp cho sinh viên khả năng suy tư để có thể phân định sự thật và ảo tưởng, chân lý trường cửu và những giới hạn tất định. Mặt khác, triết học sát cánh với thần học, giúp cho sinh viên có khả năng nhìn nhận rằng kiến thức và chân lý không chỉ giới hạn ở những gì con người có thể thấy và đụng chạm được. Nhưng vượt trên tất cả triết học đang hướng về những vấn đề của con người trong bối cảnh cụ thể của xã hội hiện đại.
Nhân loại đang hối hả đi vào tương lai nhờ thủ đắc những công cụ kỹ thuật tiên tiến nhất mà các thế kỷ trước đó tạo ra. Những thành tựu khoa học, công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến phi thường, đặc biệt về tin học, đến nỗi nó tác động vào hầu hết mọi lãnh vực trong đời sống xã hội, thậm chí được mệnh danh là “thời đại tin học”. Khoa học hiện đại đã vén mở cho lý trí những hiểu biết về vũ trụ, về nhân sinh, và thậm chí cả tình trạng tương lai của con người. Bên cạnh đó, nhiều học thuyết triết học cũng như các trao lưu tư tưởng xuất hiện như một sự phản biện các giá trị triết học truyền thống. Đồng thời, nó tạo ra một hệ chuẩn tư duy mới ảnh hưởng lan rộng trong đời sống xã hội, ăn sâu vào cảm thức văn hoá và lối sống con người trong các xã hội phát triển cũng như đang phát triển. Sự phổ biến mạnh mẽ ý thức hệ hiện đại vào đời sống xã hội và sinh hoạt tri thức tạo nên một hiện tượng hiếm có: nó đang là mốt sống của xã hội đương thời. Các trào lưu tư tưởng hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng đến thái độ sống, ý thức hệ của thế hệ trẻ và cả giới tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập thế giới như hiện nay, các trào lưu tư tưởng này đang ảnh hưởng trong sự giao lưu, tương tác và tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc và các nền văn hoá khác nhau.
Trước diễn biến như vậy, Giáo hội cũng không nằm ngoài những biến chuyển của thời thế. Một mặt, Giáo hội tiếp nhận những tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại và biến đổi như một sự tất yếu cho phù hợp với nhu cầu cầu thiêng liêng của con người. Mặt khác, Giáo hội mạnh mẽ chống lại những trào lưu tư tưởng cũng như những hành động lệch chuẩn về đạo đức, luân lý và những giá trị nhân bản truyền thống, những cảm thức ngờ vực chân lý trường cửu và khách quan vốn đang phổ biến nơi thế hệ trẻ. Đồng thời, Giáo hội cũng phê phán tư tưởng gọi là phù hợp lý trí của khoa học và kỹ thuật đã bị giản lược thành một loại suy tư triệt để về các sự vật.
Tuy thế, nền triết học của Giáo hội chưa thực sự khởi sắc một trào lưu mới có tính hệ thống và phổ quát trong bối cảnh hiện đại. Chủ yếu triết học đặt nền tảng vững chắc trên cơ sở Siêu hình học và triết học Kinh viện. Trong xu thế thời đại mới, với những tác động tích cực và tiêu cực của các trao lưu tư tưởng và văn hoá, đòi hỏi Giáo hội phải đổi mình. Giáo hội không chỉ đào sâu hệ thống triết học truyền thống mà còn suy tư, tìm kiếm những hệ chuẩn tư duy mới phù hợp với những tiếp biến của thời đại. Đây là điều mà Giáo hội đang khởi sự, cụ thể là thay đổi chương trình đạo tạo triết học. Tuy nhiên, hệ thống triết học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Vấn đề chúng ta đứng ở chỗ nào trong ngôi nhà ấy. Thực tế, nếu dành hai năm hay ba năm để học toàn bộ hệ thống triết học từ cổ đại đến đương đại như ở các Đại chủng viện, các Học viện và các trường học Công giáo hiện nay thì chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Triết học cần có tính hệ thống và chuyên biệt: lập trường của anh là gì? Vì thế chương trình đào tạo triết học phải tạo ra một chuyên ngành đặc thù như là nguyên tắc chung để nhận biết chân lý, khám phá vũ trụ, nhân sinh. Việc tăng thêm một năm học triết không phải để sinh viên có thêm kiến thức về triết học. Một đàng, Giáo hội muốn giúp cho họ vững vàng về tư tưởng truyền thống; đàng khác, cung cấp cho các sinh viên khả năng suy tư, lý luận, tìm kiếm chân lý để phục vụ cho con người. Vai trò của triết học không phải là giúp con người khám phá trời cao, mà là nhắm tới con người trong những biến cố cụ thể. Triết học giúp chúng ta suy tư về những giá trị chuẩn mực, những ý nghĩa nội tại và căn bản nơi con người. Đồng thời qua đó nó làm cho phẩm giá con người được nổi bật.
Trước những biến chuyển của thời thế, đòi hỏi chúng ta phải có một nền tảng tư tưởng vững chắc; đồng thời cần suy tư về những biến cố thăng trầm của thời đại, của từng con người cụ thể. Triết học giúp chúng ta điều ấy.
Việc thay đổi này xuất phát từ thực tiễn yếu kém trong việc huấn luyện triết học ở các tổ chức đào tạo của Giáo hội trong những năm gần đây, thiếu những điểm tham chiếu vững chắc. Thực tiễn này đi cùng với cuộc khủng khoảng của những vấn đề thời đại, lý trí con người có khuynh hướng lệch chuẩn bởi những trào lưu tục hoá, duy lợi, các học thuyết hoài nghi và duy tương đối, từ đó dẫn đến thái độ ngờ vực chân lý. Việc cải tổ chương trình triết học, một mặt, Giáo hội nêu cao tầm quan trong của triết học trong việc đào tạo, giúp cho sinh viên khả năng suy tư để có thể phân định sự thật và ảo tưởng, chân lý trường cửu và những giới hạn tất định. Mặt khác, triết học sát cánh với thần học, giúp cho sinh viên có khả năng nhìn nhận rằng kiến thức và chân lý không chỉ giới hạn ở những gì con người có thể thấy và đụng chạm được. Nhưng vượt trên tất cả triết học đang hướng về những vấn đề của con người trong bối cảnh cụ thể của xã hội hiện đại.
Nhân loại đang hối hả đi vào tương lai nhờ thủ đắc những công cụ kỹ thuật tiên tiến nhất mà các thế kỷ trước đó tạo ra. Những thành tựu khoa học, công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến phi thường, đặc biệt về tin học, đến nỗi nó tác động vào hầu hết mọi lãnh vực trong đời sống xã hội, thậm chí được mệnh danh là “thời đại tin học”. Khoa học hiện đại đã vén mở cho lý trí những hiểu biết về vũ trụ, về nhân sinh, và thậm chí cả tình trạng tương lai của con người. Bên cạnh đó, nhiều học thuyết triết học cũng như các trao lưu tư tưởng xuất hiện như một sự phản biện các giá trị triết học truyền thống. Đồng thời, nó tạo ra một hệ chuẩn tư duy mới ảnh hưởng lan rộng trong đời sống xã hội, ăn sâu vào cảm thức văn hoá và lối sống con người trong các xã hội phát triển cũng như đang phát triển. Sự phổ biến mạnh mẽ ý thức hệ hiện đại vào đời sống xã hội và sinh hoạt tri thức tạo nên một hiện tượng hiếm có: nó đang là mốt sống của xã hội đương thời. Các trào lưu tư tưởng hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng đến thái độ sống, ý thức hệ của thế hệ trẻ và cả giới tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập thế giới như hiện nay, các trào lưu tư tưởng này đang ảnh hưởng trong sự giao lưu, tương tác và tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc và các nền văn hoá khác nhau.
Trước diễn biến như vậy, Giáo hội cũng không nằm ngoài những biến chuyển của thời thế. Một mặt, Giáo hội tiếp nhận những tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại và biến đổi như một sự tất yếu cho phù hợp với nhu cầu cầu thiêng liêng của con người. Mặt khác, Giáo hội mạnh mẽ chống lại những trào lưu tư tưởng cũng như những hành động lệch chuẩn về đạo đức, luân lý và những giá trị nhân bản truyền thống, những cảm thức ngờ vực chân lý trường cửu và khách quan vốn đang phổ biến nơi thế hệ trẻ. Đồng thời, Giáo hội cũng phê phán tư tưởng gọi là phù hợp lý trí của khoa học và kỹ thuật đã bị giản lược thành một loại suy tư triệt để về các sự vật.
Tuy thế, nền triết học của Giáo hội chưa thực sự khởi sắc một trào lưu mới có tính hệ thống và phổ quát trong bối cảnh hiện đại. Chủ yếu triết học đặt nền tảng vững chắc trên cơ sở Siêu hình học và triết học Kinh viện. Trong xu thế thời đại mới, với những tác động tích cực và tiêu cực của các trao lưu tư tưởng và văn hoá, đòi hỏi Giáo hội phải đổi mình. Giáo hội không chỉ đào sâu hệ thống triết học truyền thống mà còn suy tư, tìm kiếm những hệ chuẩn tư duy mới phù hợp với những tiếp biến của thời đại. Đây là điều mà Giáo hội đang khởi sự, cụ thể là thay đổi chương trình đạo tạo triết học. Tuy nhiên, hệ thống triết học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Vấn đề chúng ta đứng ở chỗ nào trong ngôi nhà ấy. Thực tế, nếu dành hai năm hay ba năm để học toàn bộ hệ thống triết học từ cổ đại đến đương đại như ở các Đại chủng viện, các Học viện và các trường học Công giáo hiện nay thì chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Triết học cần có tính hệ thống và chuyên biệt: lập trường của anh là gì? Vì thế chương trình đào tạo triết học phải tạo ra một chuyên ngành đặc thù như là nguyên tắc chung để nhận biết chân lý, khám phá vũ trụ, nhân sinh. Việc tăng thêm một năm học triết không phải để sinh viên có thêm kiến thức về triết học. Một đàng, Giáo hội muốn giúp cho họ vững vàng về tư tưởng truyền thống; đàng khác, cung cấp cho các sinh viên khả năng suy tư, lý luận, tìm kiếm chân lý để phục vụ cho con người. Vai trò của triết học không phải là giúp con người khám phá trời cao, mà là nhắm tới con người trong những biến cố cụ thể. Triết học giúp chúng ta suy tư về những giá trị chuẩn mực, những ý nghĩa nội tại và căn bản nơi con người. Đồng thời qua đó nó làm cho phẩm giá con người được nổi bật.
Trước những biến chuyển của thời thế, đòi hỏi chúng ta phải có một nền tảng tư tưởng vững chắc; đồng thời cần suy tư về những biến cố thăng trầm của thời đại, của từng con người cụ thể. Triết học giúp chúng ta điều ấy.