Ông Kofi Annan hôm qua tuyên bố bất kỳ toà án nào được lập ra để xét xử cựu tổng thống Iraq đều phải tuân thủ các điều ước và chuẩn mực quốc tế, đồng thời khẳng định không ủng hộ án tử hình đối với Saddam Hussein.
Chính phủ Anh cũng cho biết không ủng hộ án tử hình, nhưng họ sẽ chấp nhận nếu đó là phán quyết của một toà án công bằng và độc lập, do người Iraq lập ra.
Tổng thư ký cũng gợi ý rằng LHQ sẽ trợ giúp trong các tiến trình pháp lý, và hoan nghênh tuyên bố của chính quyền Mỹ rằng Saddam Hussein sẽ được đối xử nhân đạo.
Tuy nhiên, tổ chức quốc tế vốn không ủng hộ án tử hình. "Với tư cách là tổng thư ký...tôi sẽ không từ bỏ quan điểm để quay sang ủng hộ tử hình".
Trước đó, chủ tịch Hội đồng điều hành Iraq, Abdelaziz al-Hakim, phát biểu tại Paris rằng cựu tổng thống có thể bị xử tử. Ông này cũng thừa nhận cần có sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong các tiến trình pháp lý, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Tổng thư ký Annan nhận định rằng việc loại bỏ "bóng đen" của Saddam Hussein có thể giúp đẩy nhanh quá trình hoà giải và tái thiết Iraq, nhưng không đề cập khi nào các nhân viên của tổ chức sẽ trở lại đất nước vùng Vịnh này.
LHQ đã rút nhân viên sau khi trụ sở bị đánh bom hôm 19/8 tại Baghdad. Ông Annan từng cho biết có thể xây dựng văn phòng ở đảo Cyprus để hỗ trợ công tác nhân đạo ở Iraq. Các nước Mỹ, Anh đều đã lên tiếng đề nghị LHQ trở lại tham gia công tác cứu trợ ở quốc gia vừa ra khỏi chiến tranh.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Anh cũng tuyên bố không ủng hộ án tử hình đối với Saddam Hussein. Đại sứ Anh tại Iraq Jeremy Greenstock khẳng định London sẽ không tham gia vào một toà án nếu việc xét xử của toà dẫn đến cái chết cho cựu tổng thống Iraq. Cả Thủ tướng lẫn Ngoại trưởng Anh đều cho rằng sẽ là thích hợp nếu để người Iraq mở phiên toà xét xử nhân vật mới bị bắt.
"Tất nhiên chúng ta cần chắc chắn là phiên toà độc lập và công bằng. Tôi chắc rằng người Iraq có thể làm điều đó", thủ tướng Tony Blair phát biểu trước quốc hội.
Tuy nhiên phát ngôn viên của ông Blair cho hay London sẽ phải chấp nhận việc Saddam Hussein bị tử hình nếu phán quyết của toà là như vậy. "Nếu điều đó xảy ra, đó là cái mà chúng tôi phải chấp nhận". (theo Reuters)
Chính phủ Anh cũng cho biết không ủng hộ án tử hình, nhưng họ sẽ chấp nhận nếu đó là phán quyết của một toà án công bằng và độc lập, do người Iraq lập ra.
Tổng thư ký cũng gợi ý rằng LHQ sẽ trợ giúp trong các tiến trình pháp lý, và hoan nghênh tuyên bố của chính quyền Mỹ rằng Saddam Hussein sẽ được đối xử nhân đạo.
Tuy nhiên, tổ chức quốc tế vốn không ủng hộ án tử hình. "Với tư cách là tổng thư ký...tôi sẽ không từ bỏ quan điểm để quay sang ủng hộ tử hình".
Trước đó, chủ tịch Hội đồng điều hành Iraq, Abdelaziz al-Hakim, phát biểu tại Paris rằng cựu tổng thống có thể bị xử tử. Ông này cũng thừa nhận cần có sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong các tiến trình pháp lý, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Tổng thư ký Annan nhận định rằng việc loại bỏ "bóng đen" của Saddam Hussein có thể giúp đẩy nhanh quá trình hoà giải và tái thiết Iraq, nhưng không đề cập khi nào các nhân viên của tổ chức sẽ trở lại đất nước vùng Vịnh này.
LHQ đã rút nhân viên sau khi trụ sở bị đánh bom hôm 19/8 tại Baghdad. Ông Annan từng cho biết có thể xây dựng văn phòng ở đảo Cyprus để hỗ trợ công tác nhân đạo ở Iraq. Các nước Mỹ, Anh đều đã lên tiếng đề nghị LHQ trở lại tham gia công tác cứu trợ ở quốc gia vừa ra khỏi chiến tranh.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Anh cũng tuyên bố không ủng hộ án tử hình đối với Saddam Hussein. Đại sứ Anh tại Iraq Jeremy Greenstock khẳng định London sẽ không tham gia vào một toà án nếu việc xét xử của toà dẫn đến cái chết cho cựu tổng thống Iraq. Cả Thủ tướng lẫn Ngoại trưởng Anh đều cho rằng sẽ là thích hợp nếu để người Iraq mở phiên toà xét xử nhân vật mới bị bắt.
"Tất nhiên chúng ta cần chắc chắn là phiên toà độc lập và công bằng. Tôi chắc rằng người Iraq có thể làm điều đó", thủ tướng Tony Blair phát biểu trước quốc hội.
Tuy nhiên phát ngôn viên của ông Blair cho hay London sẽ phải chấp nhận việc Saddam Hussein bị tử hình nếu phán quyết của toà là như vậy. "Nếu điều đó xảy ra, đó là cái mà chúng tôi phải chấp nhận". (theo Reuters)