MEXICO CITY 19/01/05 - Mặc dù Thần Học Giải Phóng đã bị phá sản sau khi chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ ở Nga, ở Đông Âu, ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng ở cái tuổi 77, sắp về hưu, đức Giám Mục Pedreo Casaldaliga, một trong những lãnh tụ hàng đầu của Thần Học Giải Phóng tại Ba Tây vẫn lớn tiếng cổ vũ cho Thần Học Giải Phóng, công kích Giáo Hội nói chung và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói riêng, đồng thời lại còn muốn "tại chức" trong giáo phận của mình.
Trong ngày 19 tháng Giêng vừa qua đức Giám Mục Pedro Casaldaliga đã dành cho ký giả Diego Cevallos của cơ quan thông tấn IPS (Inter Press Service News Agency) một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ngài tuyên bố Vatican đang lâm tình trạng “tụt hậu”, Đức Giáo Hoàng nên từ chức và Giáo Hội Công Giáo đang bị hủy diệt vì quá trung ương tập quyền.
Đức Giám Mục Pedro Casaldaliga sinh năm 1928 tại Tây Ban Nha, nhưng hầu như suốt đời Ngài phục vụ bên Ba Tây. Hiện giờ Ngài đang bị bệnh Parkinson, cao máu, và đang cai quản giáo phận Sao Felix vùng Araguaia, nước Ba Tây.
Trong những năm phục vụ ở Ba Tây, Ngài làm việc sát cánh với người nghèo và thường lớn tiếng chỉ trích tầng lớp thiểu số có quyền thế, nhất là vào thời gian từ năm 1964 đến 1985, Ngài thường chỉ trích chế độc độc tài quân phiệt. Ngài là một trong những lãnh tụ hàng đầu của nền Thần Học Giải Phóng phát triển mạnh vào ba thập niên 60, 70, 80. Nền thần học này muốn Giáo Hội Công Giáo dấn thân mạnh mẽ hơn, dùng đường lối tranh đấu kiểu Mác Xit để chống lại nạn nghèo đói và bất công tại Mỹ Châu La Tinh
Vì lập trường này nên Ngài đã nhận được nhiều lời đe dọa tử hình, kể cả mấy lần đã bị ám sát hụt. Các người theo Ngài coi Ngài là “thánh” còn những người chống Ngài coi Ngài là “qủy”.
Sau đây là phần hai cuộc phỏng vấn
HỎI: Dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nền thần học giải phóng đã bị nghiêm nhặt kiểm soát, kể cả những người chủ trương nền thần học này. Vậy Đức Giám Mục có nghĩ rằng phong trào mà có người tin là vì xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác Xít, nên đã bị Giáo Hội Công Giáo vĩnh viễn nghiêm cấm?
TRẢ LỜI: Thần học giải phóng vẫn còn sống, và sống hùng sống mạnh nữa. Đó là nền thần học kêu gọi đức tin phải gắn liền với đời sống, với lịch sử, với các nền văn hóa khác nhau, và với các dân tộc khác nhau. Thần Học Giải Phóng chính yếu có nghĩa là thực hành đức tin trên căn bản thực tại. Chúng ta tin vào một Thiên Chúa là người không muốn có nô lệ, và Ngài muốn bảo vệ đời sống. Chính Chúa Giêsu đã nói rằng Ngài đến để tất cả chúng ta có sự sống dồi dào.
Như vậy rõ ràng Ngài đề cao đời sống trên trái đất này. Còn đời sống mai sau, một khi chúng ta chết, sẽ có Chúa lo liệu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải sửa lại lịch sử trong cuộc sống hiện tại. Đời sống vĩnh cửu ở trong bàn tay Thiên Chúa. Nó hoàn toàn an bình rồi.
HỎI: Có phải lập trường của Vatican chống lại Thần Học Giải Phóng là do việc Tòa Thánh không thực sự hiểu Mỹ Châu La Tinh là gì phải không?
TRẢ LỜI : Tôi nghĩ vấn đề là thế này: Đa số những quyết định của Giáo Hội đều được chấp thuận từ trên xuống dưới. Đó là thể chế trung ương tập quyền. Tôi tin rằng Giáo Hội cần phải tản quyền vì đường lối hiện tại đang hủy hoại Giáo Hội. Không ai trong chúng ta khinh thường Đức Giáo Hoàng. Điều chúng ta yêu cầu Ngài là thực thi quản lý Giáo Hội một cách cởi mở hơn, tôn trọng đa nguyên, đặc biệt đối với những quốc gia hay lục địa có lịch sử khác nhau và có nền văn hóa dị biệt. Chúng tôi là thành phần của Giáo Hội nên chúng tôi đòi hỏi tôn trọng đa nguyên.
HỎI : Rõ ràng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bây giờ đang yếu mệt, ốm đau, vậy ngài có thể tiếp tục dìu dắt Giáo Hội được không?
TRẢ LỜI : Như tôi đã nói trong quá khứ rằng Đức Giáo Hoàng nên từ chức khi Ngài đến 75 tuổi như tất cả các Giám Mục khác đến 75 tuổi là về hưu. Tôi không nghĩ cữ giữ mãi chức vị ấy cho đến chết là điều tốt. Tôi tin rằng chúng tôi là người già có những mặt hạn chế. Chúng tôi không có sức mạnh dẻo dai như xưa. Chính tôi sắp sửa bước vào tuổi 77, tôi cảm thấy yếu hơn nhiều nếu so với 20 năm trước đây. Tôi không thể đi đó đi đây như xưa. Giáo Hoàng cũng là con người. Đó là lý do tại sao một người không nên giữ một chức vụ suốt đời.
HỎI: Theo ĐGM nghĩ, Giáo Hội Công Giáo trong tương lai phải như thế nào?
TRẢ LỜI : Đó là mộ lời mời gọi đáng mơ ước. Trước hết, Tòa Thánh Vatican nên ngưng ngay việc nhận mình là một quốc gia. Vì đó là điều đáng ghê sợ. Đồng một lúc không thể là người vừa cầm đầu một quốc gia lại vừa cầm đầu một giáo hội như trường hợp ĐGH của chúng ta hiện nay. Nhưng điều quan trọng nhất là Giáo Hội nên mở rộng tầm nhìn thực tại, nhìn vào các nhu cầu của các miền khác nhau trên thế giới, nhìn vào những nhu cầu của người nghèo nhất trong chúng tôi. Quyền của người phụ nữ làm linh mục cũng phải được thừa nhận. Thực tế là Giáo Hội đã được khuôn nặn do lịch sử, và tôi tin rằng nền tảng của Giáo Hội là những tín hữu, cuối cùng sẽ thúc đẩy Giáo Hội phải thay đổi. Đó là điều cần. Những ai bi quan về hiện tình Giáo Hội thì nên được nhắc nhở điều này là nhà văn người Uruguay Eduardo Galeano đã viết: “Hãy để chủ nghĩa bi quan chờ đợi thời cơ thuận tiện hơn” Tôi có nhiều hy vọng vào sự thay đổi, sự thay đồi rồi sẽ đến. Ông chờ mà xem.
Trong ngày 19 tháng Giêng vừa qua đức Giám Mục Pedro Casaldaliga đã dành cho ký giả Diego Cevallos của cơ quan thông tấn IPS (Inter Press Service News Agency) một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ngài tuyên bố Vatican đang lâm tình trạng “tụt hậu”, Đức Giáo Hoàng nên từ chức và Giáo Hội Công Giáo đang bị hủy diệt vì quá trung ương tập quyền.
Đức Giám Mục Pedro Casaldaliga sinh năm 1928 tại Tây Ban Nha, nhưng hầu như suốt đời Ngài phục vụ bên Ba Tây. Hiện giờ Ngài đang bị bệnh Parkinson, cao máu, và đang cai quản giáo phận Sao Felix vùng Araguaia, nước Ba Tây.
Trong những năm phục vụ ở Ba Tây, Ngài làm việc sát cánh với người nghèo và thường lớn tiếng chỉ trích tầng lớp thiểu số có quyền thế, nhất là vào thời gian từ năm 1964 đến 1985, Ngài thường chỉ trích chế độc độc tài quân phiệt. Ngài là một trong những lãnh tụ hàng đầu của nền Thần Học Giải Phóng phát triển mạnh vào ba thập niên 60, 70, 80. Nền thần học này muốn Giáo Hội Công Giáo dấn thân mạnh mẽ hơn, dùng đường lối tranh đấu kiểu Mác Xit để chống lại nạn nghèo đói và bất công tại Mỹ Châu La Tinh
Vì lập trường này nên Ngài đã nhận được nhiều lời đe dọa tử hình, kể cả mấy lần đã bị ám sát hụt. Các người theo Ngài coi Ngài là “thánh” còn những người chống Ngài coi Ngài là “qủy”.
Sau đây là phần hai cuộc phỏng vấn
HỎI: Dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nền thần học giải phóng đã bị nghiêm nhặt kiểm soát, kể cả những người chủ trương nền thần học này. Vậy Đức Giám Mục có nghĩ rằng phong trào mà có người tin là vì xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác Xít, nên đã bị Giáo Hội Công Giáo vĩnh viễn nghiêm cấm?
TRẢ LỜI: Thần học giải phóng vẫn còn sống, và sống hùng sống mạnh nữa. Đó là nền thần học kêu gọi đức tin phải gắn liền với đời sống, với lịch sử, với các nền văn hóa khác nhau, và với các dân tộc khác nhau. Thần Học Giải Phóng chính yếu có nghĩa là thực hành đức tin trên căn bản thực tại. Chúng ta tin vào một Thiên Chúa là người không muốn có nô lệ, và Ngài muốn bảo vệ đời sống. Chính Chúa Giêsu đã nói rằng Ngài đến để tất cả chúng ta có sự sống dồi dào.
Như vậy rõ ràng Ngài đề cao đời sống trên trái đất này. Còn đời sống mai sau, một khi chúng ta chết, sẽ có Chúa lo liệu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải sửa lại lịch sử trong cuộc sống hiện tại. Đời sống vĩnh cửu ở trong bàn tay Thiên Chúa. Nó hoàn toàn an bình rồi.
HỎI: Có phải lập trường của Vatican chống lại Thần Học Giải Phóng là do việc Tòa Thánh không thực sự hiểu Mỹ Châu La Tinh là gì phải không?
TRẢ LỜI : Tôi nghĩ vấn đề là thế này: Đa số những quyết định của Giáo Hội đều được chấp thuận từ trên xuống dưới. Đó là thể chế trung ương tập quyền. Tôi tin rằng Giáo Hội cần phải tản quyền vì đường lối hiện tại đang hủy hoại Giáo Hội. Không ai trong chúng ta khinh thường Đức Giáo Hoàng. Điều chúng ta yêu cầu Ngài là thực thi quản lý Giáo Hội một cách cởi mở hơn, tôn trọng đa nguyên, đặc biệt đối với những quốc gia hay lục địa có lịch sử khác nhau và có nền văn hóa dị biệt. Chúng tôi là thành phần của Giáo Hội nên chúng tôi đòi hỏi tôn trọng đa nguyên.
HỎI : Rõ ràng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bây giờ đang yếu mệt, ốm đau, vậy ngài có thể tiếp tục dìu dắt Giáo Hội được không?
TRẢ LỜI : Như tôi đã nói trong quá khứ rằng Đức Giáo Hoàng nên từ chức khi Ngài đến 75 tuổi như tất cả các Giám Mục khác đến 75 tuổi là về hưu. Tôi không nghĩ cữ giữ mãi chức vị ấy cho đến chết là điều tốt. Tôi tin rằng chúng tôi là người già có những mặt hạn chế. Chúng tôi không có sức mạnh dẻo dai như xưa. Chính tôi sắp sửa bước vào tuổi 77, tôi cảm thấy yếu hơn nhiều nếu so với 20 năm trước đây. Tôi không thể đi đó đi đây như xưa. Giáo Hoàng cũng là con người. Đó là lý do tại sao một người không nên giữ một chức vụ suốt đời.
HỎI: Theo ĐGM nghĩ, Giáo Hội Công Giáo trong tương lai phải như thế nào?
TRẢ LỜI : Đó là mộ lời mời gọi đáng mơ ước. Trước hết, Tòa Thánh Vatican nên ngưng ngay việc nhận mình là một quốc gia. Vì đó là điều đáng ghê sợ. Đồng một lúc không thể là người vừa cầm đầu một quốc gia lại vừa cầm đầu một giáo hội như trường hợp ĐGH của chúng ta hiện nay. Nhưng điều quan trọng nhất là Giáo Hội nên mở rộng tầm nhìn thực tại, nhìn vào các nhu cầu của các miền khác nhau trên thế giới, nhìn vào những nhu cầu của người nghèo nhất trong chúng tôi. Quyền của người phụ nữ làm linh mục cũng phải được thừa nhận. Thực tế là Giáo Hội đã được khuôn nặn do lịch sử, và tôi tin rằng nền tảng của Giáo Hội là những tín hữu, cuối cùng sẽ thúc đẩy Giáo Hội phải thay đổi. Đó là điều cần. Những ai bi quan về hiện tình Giáo Hội thì nên được nhắc nhở điều này là nhà văn người Uruguay Eduardo Galeano đã viết: “Hãy để chủ nghĩa bi quan chờ đợi thời cơ thuận tiện hơn” Tôi có nhiều hy vọng vào sự thay đổi, sự thay đồi rồi sẽ đến. Ông chờ mà xem.