Thần học gia Lawrence Cunningham nói "Điều gây ấn tượng chớ không làm ngạc nhiên, (là Chương 6 của Verbum Dei) thường sử dụng những hình ảnh của ăn và dinh dưỡng khi nói về Kinh Thánh," ông là Giáo sư Thần học của Đại học Notre Dame tại South Bend, Ind. Ông đã phát biểu trong hội nghị với các giám mục Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 15-18/6/2005 tại đại học, đánh dấu kỷ niệm năm thứ 40 của hiến chế tín lý Công Đồng Vatican Hai về mặc khải của Thiên Chúa, "Dei Verbum"
Hội nghị được đồng bảo trợ bởi Ủy Ban Giáo Lý Giám mục Hoa Kỳ và đại học. Cunningham phân biệt đến việc học hỏi Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh, khi tập trung sự bàn luận trong chương thứ sáu của hiến chế về "sự đọc kinh thánh." Phục hồi việc 'đọc' là một cách làm vững niềm xác tín rằng Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta". Cunningham diễn tả "sự đọc" như là một sự rèn luyện "có thể nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện cá nhân nhưng cũng có thể được khuyến khích như một chiếc xe để đào sâu đức tin của những cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé rất phong phú và rất quan trọng trong giáo hội hiện đại."
Giáo sư nói về một sự khám phá khi ông đã thực hiện dạy một khóa bồi dưỡng tại đại học. Ông nói có ít sinh viên "nghĩ rằng họ có thể vừa đọc Kinh Thánh vừa cầu nguyện" theo cách ông trình bày. Nhưng một số, đang tích cực trong việc phục vụ và làm việc tự nguyện, đã nhìn thấy" trong việc thực hành này một hình thức nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của họ như một sự quân bình cho đời sống hoạt động của họ." Cunningham nói, "Điều gây ấn tượng cho tôi là sự khám phá này có những hàm ý sâu rộng " đối với những người phục vụ trong các thừa tác vụ khác nhau của Giáo Hội.
Toàn văn bài thuyết trình của thần học gia Lawrence Cunningham như sau:
***
Tâm điểm của sự trình bày này được linh hứng bởi một số dòng ẩn dụ rải rác khắp chương sáu và trong chương cuối cùng của hiến chế tín lý về mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), mà năm nay chúng ta cử hành kỷ niệm năm thứ 40 ngày công bố hiến chế (1). Như đã chỉ rõ chương này quan tâm đến Kinh Thánh trong đời sống giáo hội. Những chương khác có thể hiểu như những suy tư ngoại diện về Kinh Thánh, về kết cấu và linh hứng của Kinh Thánh, và về sự phân chia lịch sử Kinh Thánh giữa Cựu và Tân Ước, đang khi chương 6 xác định vị trí Kinh Thánh trong giáo hội không những như là địa điểm của sự công bố và của bằng chứng có uy quyền được mặc khải, nhưng còn là một nguồn mạch ân sủng, cải thiện và cầu nguyện trong cuộc sống phục vụ, đồng thời trong cuộc sống cá nhâncủa người tín hữu.
Những hàng từ chương này mà tôi sẽ đưa ra cho quý giám mục xem xét, đề cập trước hết là ngữ vựng và sau đó một số qui định đổi mới về kinh thánh, và sau cùng là một số áp dụng mục vụ. Những áp dụng đó sẽ được đề cập theo thứ tự này.
Chương sáu mở đầu với một lối chuyển nghĩa (trope) một cách nổi bật dùng làm chủ đề của toàn chương: hình ảnh một bàn ăn ban lời Chúa và mình Chúa Kitô. Hình ảnh ấn tượng này của bàn ăn với lời và bàn ăn thánh thể là một hình ảnh được thần thánh hóa trong truyền thống phụng vụ và thần học của giáo hội. Cả hai hình ảnh dĩ nhiên, nói lên ý niệm việc ăn. Trước hết điều gây ấn tượng chớ không phải ngạc nhiên là chương này thường sử dụng những hình ảnh của ăn và dinh dưỡng khi nói về Kinh Thánh. Dĩ nhiên, ngữ vựng này hầu như không phải là một ẩn dụ mới ( trên thực tế, đó là một chuyện hiển nhiên trong văn chương giáo phụ và đan viện), nhưng điều đáng ngạc nhiên là bản văn Dei Verbum chương 6 thường sử dụng phép chuyển nghĩa này.
Câu mở đầu của chương này, như chúng ta đã ghi nhận, bắt đầu với sự phân biệt nổi tiếng giữa hình ảnh bàn tiệc ban cả hai thánh thể và lời (Số 21). Sau đó chương này tiếp tục diễn nghĩa trên ý niệm này. Huấn giáo của giáo hội đã luôn luôn được nuôi dưỡng (nutriatur) và quyết định bởi Kinh Thánh. Lời Chúa là của ăn cho linh hồn (animae cibus) và là một với nước tinh sạch (fons purus) của sự sống thiêng liêng.
Hơn nữa, chính giáo hội luôn luôn tìm kếm để gặp gỡ ý nghĩa sâu rộng hơn trong Kinh Thánh hầu giáo hội có thể nuôi dưỡng (pascitur) con cái mình với những lời nói của Thiên Chúa không bao giờ ngừng(Số 23)
Việc chuyên cần nghiên cứu của các thừa tác viên giáo hội nhằm mục đích quí báu nuôi dưỡng dân Chúa với của ăn Kinh Thánh (scripturarum pabulum). Tất cả những hình thức giảng dạy, dạy giáo lý và thừa tác vụ truyền lại kiến thức xuất phát từ lời Chúa, là nguồn mạch của sự nuôi dưỡng cách an lành và gia tăng sinh lực cách thánh thiện (salubriter nutritur sancteque virescit, số 24)..
Ngoài ngữ vựng nuôi dưỡng, chủ đề khác tôi muốn ghi nhận trong những nhận xét đầu tiên của tôi, đã quan tâm tới những cách thức Chương 6 của Dei Verbum diễn tả chỗ đứng của Kinh Thánh bên ngoài phụng vụ và sự giảng dạy, huấn giáo và truyền kiến thức. Theo môt truyền thống cổ xưa nhất như thời Thomas Aquinas, đã được bén rễ sâu trong đan viện và đồng thời trong việc giảng dạy có tính giám mục của các giáo phụ, thì việc nghiên cứu trang sách thánh (sacra pagina) là chính linh hồn khoa thần học ( Số 24). Tương tự như thế những khóa về Kinh Thánh và những sự trợ giúp khác là quan trọng hầu đào sâu sự hiểu biết Kinh Thánh.
Nhưng, văn kiện có một sự phân biệt là không đơn giản coi như một đồ trang trí.. Văn kịện phân biệt sự nghiên cứu (studium) Kinh Thánh với sự đọc Kinh Thánh (Số 25 và 26). Sự qui chiếu về việc đọc đó được chỉ rõ là thánh thiện và được chuyển dịch sai qua tiếng Anh như là thiêng liêng, cả trong bản dịch Tanner lẫn Flanner, đang khi bản in cũ Abbott cũng sai vì sử dụng tĩnh tự sốt sắng" (2)
Bản Latinh diễn tả việc đọc đó là thánh thiêng, và sự đọc thánh thiêng đó có một nghĩa hoàn toàn chính xác: sự đọc bản văn Kinh Thánh như là địa điểm của sự cầu nguyện đối nghịch lại coi sự đọc Kinh Thánh như một thực tập chú giải hay là một nguồn mạch minh giáo, hay là chỉ để học thêm về Kinh Thánh theo một cách "đọc thiêng liêng" không mạch lạc. Nói cách khác, việc đọc thánh thiện trong bản văn mang theo nó một ý nghĩa rất cổ xưa và chính xác trong linh đạo Kitô hữu, vượt ra khỏi sự chú tâm của những nhà chuyển dịch chúng ta ngày nay. Đó là sự hồi phục truyền thống xưa, truyền thống này làm thành chủ đề chính của tài liệu vắn tắt này.
Ý niệm rằng chúng ta có thể sử dụng Kinh Thánh như địa điểm cầu nguyện vượt ra ngoài hành vi đọc những phần Kinh Thánh như kinh nguyện (ví dụ, việc đọc sách thánh vịnh hay việc đọc Kinh Lạy Cha hay kinh Kíng Mừng) có thể gây ấn tượng cho chúng ta như là một chuyện tầm thường, nhưng điều này cho chúng ta có cái lợi là thật sự làm bùng lên sự thích thú trong sự đọc thánh (ít xảy ra) trên bốn thập kỷ qua.
Được viết chỉ một năm sau khi bế mạc công đồng, Đức Joseph Ratzinger, lúc đó là một chuyên viên tại công đồng và là một trong những nhà bình luận chuyên cần nhất của công đồng, đánh dấu đoạn số 25 của Dei Verbum, nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của ý muốn công đồng coi Kinh Thánh như là một nguồn mạch sự cầu nguyện. "Công bình mà nói," nhà thần học Tubingen-lúc đó đã viết, " lòng đạo đức Công giáo còn phải khám phá nhiều hơn đến Kinh Thánh một cách thích hợp và ngược lại quá trình này cũng sẽ quan trọng cho việc chú giải, bằng không sự chú giải có thể dễ dàng nằm trong một bầu khí thuần lý trí và sau cùng sẽ thiếu chiều sâu, mặc dầu nó có thể thành công trong sự hiểu biết về mặt lịch sử." (3).
Tới những Vòi Phun Nước
Truyền thống giáo phụ có một cảm giác sắc sảo, việc đọc Kinh Thánh là thức ăn cần thiết cho đời sống Kitô hữu. Ít nhất từ viễn tượng này đã đủ cho chúng ta hiếu kỳ, các giáo phụ thường thấy một ý nghĩa thiêng liêng trong luật Lêvi phân biệt những thú vật ô uế với con không ô uế, đó là giữa những loài nhai lại và không nhai lại như được diễn tả trong sách Lêvi 11:1-8. Không bao giờ các giáo phụ xem sự phân biệt này chỉ để diễn tả những luật về của ăn.
Ở đây có lời khuyên của Thánh Augustinô trong một bài giảng về Thánh Vịnh 36: "Quí vị thường ăn bánh cứ khoảng một giờ hay gần một giờ và sau đó bỏ nó qua một bên, nhưng quí vị ăn bánh này [nghĩa là lời Chúa] ngày và đêm. Mỗi khi quí vị nghe nó, mỗi khi quí vị đọc nó, là quí vị ăn nó; và khi quí vị ngẫm nghĩ nó sau đó quí vị nhai đi nhai lại như một con thú không ô uế, chứ không phải như một con thú ô uế. "(4)
Việc thực hành đọc, nghe và ngẫm nghĩ những lời Kinh Thánh là điều mà truyền thống xưa gọi là sự suy gẫm (5). Tiếng suy gẫm là một tiếng có một ý nghĩa cuộc hành trình dài Bài ca khai mạc của sách thánh vịnh, một thánh vịnh khôn ngoan hoàn toàn được hiểu là dẫn nhập sách thánh vịnh toàn diện, chỉ rõ người công chính "thích thú trong luật của Chúa và suy gẫm (haga) về luật của Người ngày và đêm." (tv. 1:2). Tiếng Hy Bá haga có nghĩa đen là "nói lẩm bẩm hay là đọc cách êm dịu." Động từ này được dịch sang bản Hy lạp Bảy Mươi như là melete, có nghĩa là đưa vào trong lòng hay là hấp thụ hay là tiếp thu, từ ngữ này lại được dịch ra tiếng Latinh (ví dụ, trong bản Vulgate cuả thánh Jertome) như là "suy gẫm-meditate," (6).
Rõ ràng trong từ ngữ đó, trọng tâm của nó có nghĩa là đọc và hấp thụ và đồng hóa. Trong sự đạo đức của Do thái giáo nó chỉ một cách chính xác đến hình thức đọc liên tục để cầu nguyện /nghiên cứu sách Torah, được kết thúc cách thích hợp trong sự đồng hóa nội tâm. Một quá trình như vậy là trung tâm của việc tiếp cận với kinh nguyện theo đan viện Kitô hữu, tức là hát, đọc và nhai đi nhai lại những bản văn Kinh Thánh. (7) Một trong những nhà ẩn tu trong sa mạc, Abba Macarius, khuyên những bạn hữu mình theo gương những người đàn bà nhai kẹo gum, để làm thơm hơi thở cuả họ và làm miệng không bị khô, bằng cách làm như vậy với danh Chúa Giêsu, nếu được nhai đi nhai lại, Ngài chứng thực là bánh ban sự sống, là vòi nước cứu độ, là nguồn những nước hằng sống và vân vân. (8).
Việc rèn luyện đọc để cầu nguyện và sau đó nghỉ ngơi yên tỉnh trong sự cầu nguyện thinh lặng trước sự hiện diện Thiên Chúa, là một việc làm rất lâu đời với một dòng dõi khi trở về thời những ẩn sĩ sa mạc xa xưa, và nói một cách chung đến truyền thống giáo phụ.. Việc rèn luyện đọc như vậy đã được trở nên một cách chính thức (nhờ đến truyền thống được phổ biến rộng rải) (9) trong một bức thư vào hồi thế kỷ 12 được viết bởi Guigo II, bề trên Đan Viện Chartreuse, được biết là "Chiếc thang của các Đan sĩ. " (10) Guigo đã phân biệt bốn giai doạn: đọc, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm.
Việc đọc phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất; có thể chỉ bao gồm việc nghe một dòng của bản văn thánh. Suy gẫm là sự nghiền ngẫm hay là sự nhai đi nhai lại bản văn; cầu nguyện là sự người ta đáp ứng việc suy gẫm; và chiêm niệm là sự yên tỉnh chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng nói lại với chúng ta bằng cách chúng ta nâng lòng lên vượt qua những diễn tả bằng lời. Như vậy, trong cách cấu trúc vấn đề của Guigo, trước hết chúng ta hành động (đọc, suy gẫm,cầu nguyện) và sau đó thinh lặng trước sự hiện diện của Thiên Chúa khi Chúa nói với chúng ta. Điều này rất giống với sự nhận xét cổ xưa của Thánh Ambroisiô thành Milan được trích dẫn cách đích đáng trong quyển Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo: "Chúng ta ngỏ lời với Người khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Người nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh." (11)
Guigo sử dụng một số ẩn dụ gợi lại những hàng này trong chương 6 Dei Verbum về sự nuôi dưỡng việc cam kết đó với Kinh Thánh. Guigo nói về lòng nhiệt thành ao ước xảy đến khi chúng ta đi vào Lời Chúa:
"Khi Chúa bẻ bánh Kinh Thánh cho con, Chúa tỏ mình ra cho con trong sự bẻ bánh này, và con càng thấy Chúa, thì con càng ước ao thấy Chúa, không còn từ bên ngoài, trong cái vỏ của mặt chữ, nhưng đến từ bên trong trong ý nghĩa ẩn giấu của nó." (12) Khi viết trong thế kỷ 12, Richard of St.Victor, kinh sĩ thành Victor sử dụng một phép ẩn dụ có hơi khác biệt cho việc gặp gỡ nuôi dưỡng này với lời Chúa: "Suy nghĩ thì không mệt nhọc và không sinh thành quả. Suy gẫm thì mệt nhọc với kết quả; chiêm niệm tiếp tục không mệt nhọc và sinh ra hoa trái." (13):
Tác động đầy năng lực này của việc đọc, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm không được hiểu một cách tĩnh, nhưng như là một sự đồng vận, mà mỗi giai đoạn liên kết chặc chẽ với giai đoạn kia. (14) Mỗi giai đoạn được thúc đẩy bởi ân sủng và có thể được nuôi dưỡng hoặc bằng lời chúng ta nghe trong phụng vụ hay là trong những lúc cầu nguyện riêng tư của chúng ta. Điểm mà Guigo phác họa, và đó chỉ là một sự tóm tắt của một học thuyết cầu nguyện lui về bao thế kỷ trước thời của ông, được đồng hóa trong truyền thống như các nhà trước tác sau này như Thánh Thomas Aquinas khẳng định trong Summa (15) và Thánh Gioan Thánh Giá sẽ lập lại vào những thế kỷ sau này: "Hãy tím kiếm trong sự đọc, và bạn sẽ gặp được trong sự suy gẫm, hãy gõ cửa trong sự cầu nguyện, và sẽ được mở ra cho bạn trong sự chiêm niệm." (16)
Bối cảnh lý thuyết của những xác tín này đuợc ăn rễ sâu trong một truyền thống xa xưa ít nhất là thời Origen trong cuối thế kỷ thứ ba, có một ý nghĩa "mầu nhiệm" về Kinh thánh. Bằng từ "mầu nhiệm" các giáo phụ chỉ hiểu là "ẩn giấu" -là sau cái nghĩa đơn giản của Kinh Thánh mà Thiên Chúa nói với chúng ta qua Chúa Kitô.
Điều chung cho các tác giả giáo phụ là sử dụng từ " mầu nhiệm" trong bối cảnh Kinh Thánh và thánh thể (và thỉnh thoảng giáo hội xử dụng). Những cặp mắt thường chỉ thấy bản văn viết hay chỉ là bánh và rượu mà thôi, nhưng người được đức tin soi sáng thấy ý nghĩa ẩn giấu (mầu nhiệm) bên sau những thực tại chỉ được thấy mà thôi. (17)
Để không đặt một điểm quá tinh tế trong vấn đề: Hồi phục việc thực hành sự đọc là một cách làm cho vững xác tín rằng Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa nói với cbúng ta.
Sự Liên Quan với Ngày Nay (18)
Quan niệm đan viện xưa về sự đọc kinh thánh đã mở đường trong thời kỳ hiện đại, cho việc thực hành hơn một cách chung về "sự đọc thiêng liêng,." nhưng sự đọc thiêng liêng có khuynh hướng chỉ sự nghiên cứu những sách đạo đức một cách chung hơn là sự sử dụng Kinh Thánh một cách riêng như là một nguồn sự cầu nguyện. (19) Sự đọc cũng không giống như những sách suy gẫm cổ xưa với những "điểm", mà là một sản phẩm chính của "sự cầu nguyện tinh thần" cho tới ngày nay, được nổi lên trong thời kỳ hiện đại được phổ biến cách rộng rải dưới sự thúc đẩy do linh đạo thánh I Nhã. (20) Trong bốn thập kỷ vừa qua, dưới sự thúc đẩy của sự tái trở về nguồn đan viện, việc thực hành sự đọc cầu nguyện Kinh Thánh như một con dường đưa tới sự cầu nguyện chiêm niệm, đã được dân chúng mộ mến rất nhiều vượt xa những phạm vi đan viện. Việc thực hành sự đọc đã sinh một tiểu sử khổng lồ những sách có phẩm chất khác nhau. (21) Sự tái khám phá này đã giúp rất nhiều trong sự phân biệt rõ ràng giữa sự đọc thiêng liêng đuợc hiểu một cách chung và sự thực hành có kỷ luật của sự suy gẫm/nhai lại Kinh Thánh hầu ở trước mặt Chúa là Đấng nói qua bản văn được linh hứng này.
Việc thực hành cầu nguyện bổ dưỡng này bằng Kinh Thánh bắt bụộc nơi các linh mục (22) nhưng trong thời đại chúng ta sự sử dụng Kinh Thánh trong khi cầu nguyện ngày càng trở nên một phần quan trọng và thường xuyên trong đời sống đạo đức của tất cả người Công giáo. Lợi ích này trong sự cầu nguyện Kinh Thánh tự chứng tỏ trong những hình thức mới kinh nguyện chung (như Cộng Đoàn Đại Kết Taize, sự cầu nguyện của cộng đoàn Thánh Sant'Egidio, etc.) và trong những thực hành một cách bình dân được phổ biến rộng rãi như sự cầu nguyện chiêm niệm kết hợp với John Main mới đây hay là việc thực hành của Trung Tâm Cầu Nguyện, (23) đến từ sự linh hứng từ các Tu Sĩ Xitô
Phải ghi nhận rằng một thực hành như Kinh Taize có ấn tượng giống như hình thức cổ xưa đọc kinh tại đan viện, trong việc nhấn mạnh về việc sử dụng lập đi lập lại những câu kinh thánh đơn giản (mặc dầu qua hình thức thánh nhạc).(24) Kinh Taize cũng có thêm cái lợi là có thể sử dụng trong những nhóm đại kết. Nhưng tín hữu thường cầu nguyện cách đơn giản, trong lúc mong chờ sự hiện diện đơn thuần của Thiên Chúa đi vào đời sống của mình trong sự nhận thức một cách đơn giản, tín hữu không sử dụng những kế hoạch hình thức nào trong cách đọc: đọc và suy gẫm về Kinh Thánh. Việc thưc hành đơn độc này chắc chắn là một việc tốt, nhưng cũng có những phương cách sáng tạo kết nối việc thực hành này với những thực hành cho cộng đoàn.
Có lẽ không một cá nhân nào đã tiến hành việc thực hành việc đọc như là một kế hoạch mục vụ với hiệu quả vượt bực hơn là Hồng Y Carlo Maria Martini trong những năm Ngài làm tổng giám mục thành Milan. Đức Hồng Y Martini đã có một kế hoạch nhiều ngạnh (multipronged) để phát triển việc đọc như là một dụng cụ làm phong phú mục vụ. Trước hết, lúc bắt đầu làm giám mục ngài liên kết tất cả các cộng đồng tu sĩ trong giáo phận ngài (với sự cộng tác của họ) trong một thời gian dành cho việc cầu nguyện Kinh Thánh, mà ngài hướng dẫn qua đài phát thanh trong giáo phận một tuần một lần.
Sau đó, ngài thành lập những cộng đồng nhỏ (đặc biệt là giới trẻ) tập họp lại đọc kinh hằng tuần mà ngài sẽ "tham dự" qua sự hiện diện phát thanh luôn được gia tăng của ngài. Sự "liên kết phát thanh " này được phát triển sau khi số người đến nhà thờ chánh tòa để đọc từ 500 người trong năm 1980, chưa đầy 10 năm đã gia tăng lên tới 3.000 người và rồi những nhóm đó lên tới ước độ 15,000 người. Hình thức cho những cuộc họp này luôn luôn giống nhau: tạo ra một bầu khí bằng một thánh vịnh rội đọc một đoạn Kinh Thánh, (25), tiếp đến là đề tài suy gẫm được đề nghị, sau cùng là 15 phút tuyệt đối thinh lặng.
Là một tu sĩ dòng Tên, ĐHY Martini đã thêm những bước được gợi ý xa hơn là việc đọc, suy gẫm và sự chiêm niệm một cách đơn giản: đó là sự an ủi để tìm kiếm một "mùi vị" cho Chúa, khả năng suy xét để tìm kiếm điều Chúa mời gọi chúng ta nên làm; sự quyết tâm lựa chọn điều được suy xét; và sau cùng hành động trong đời sống hằng ngày. Điều rõ ràng là ĐHY Martini đã thích nghi hành vi chiêm niệm của việc đọc, với quan niệm của dòng Tên để nên một "người chiêm niệm trong hành động." (26)
Đức Hồng Y Martini rõ ràng có những ân huệ để làm dự án này thành công như đã thấy. Ngài là một học giả kinh thánh được huấn luyện, một tu sĩ đuợc huấn luyện theo truyền thống của Thánh I Nhã, và là một giám mục mục vụ tuyệt vời và bạo dạn. Điều cũng xem ra rõ ràng là bất kỳ giám mục nào, nếu vâng theo nhũng ân sủng được Chương 6 Dei Verbum cống hiến, có thể thích nghi trên những cấp bậc khiêm tốn hơn đến các kế hoạch thích đáng hơn theo hoàn cảnh riêng của mình.
Đọc sách thánh theo nguyên tắc thông thường của hàng linh mục có thể nâng cao ý nghĩa cộng đồng giữa các linh mục và sẽ giúp tốt như một phương tiện dọn bài giảng hay hơn. Những cộng đồng nhỏ trong những giáo xứ nhứt định, khi sử dụng những bản văn kết nối với chu kỳ các bài đọc theo những năm phụng vụ; những nhóm nào làm những việc thể xác về bác ái có thể hình thành một sự liên kết sâu hơn qua những việc thực hành như thế; và những "nhóm nghiên cứu Kinh Thánh " đơn thuần có thể là những dịp cho cộng đồng đại kết đích thực, theo đó việc thực hành sự đọc có thể được thực hành tập thể bởi những Kitô hữu liên quan thuộc bất cứ tôn giáo nào.
Những kế hoạch này có thể mở ra tới những hình thức khác của thừa tác vụ đối với cả đến những nhóm đang có (v.d. những nhóm Vinh Sơn đệ Phaolô hay là những nơi phát chẩn đồ ăn, hay là sự thăm viếng nhà người đau ốm và các cụ già v. v.) hay là những nhóm khác được hình thành như một sự thúc đẩy của ân sủng.
Nếu hiểu cho đúng, sự thích thú thực sự về Dei Verbum 6 là cung cấp một khuông cơ bản vượt qua những lỗ hỗng giữa phụng vụ và sự cầu nguyện riêng; sự chiêm niệm và sự hành động; sự thực hành thiêng liêng chung và riêng bởi thực hành đơn giản kêu gọi chúng ta trở về một trong những thực hành đầu tiên của đức tin chúng ta. Trên thực tế, khi chúng ta đọc, chúng ta làm điều Đức Maria đã làm, ngài trực tiếp đối mặt với Lời và " thân mật "suy nghĩ tất cả mọi sự trong lòng." Thật vậy, cha bề trên cả các tu sĩ Xitô, trong một thư luân lưu gởi tới các đan viện của ngài năm 1993 hoàn toàn dành cho việc đọc, làm điểm tuyệt vời là có một sự tương quan rộng rải giữa sự đọc và mầu nhiệm nhập thể. Ngài viết: "Sự thụ thai vô nhiễm của Đức Mẹ Trinh Nữ là một mầu nhiệm cứu chuộc và là gương mẫu để bắt chước: mang thai ngôi Lời trong lòng dạ, ôm ấp ý muốn của Chúa Cha, làm chúng ta nên anh, chị và mẹ." (27)
Một suy nghĩ cuối cùng
Hơn ba năm qua tôi đã dạy một khóa bồi dưỡng có chứng chỉ được một số các phân khoa bảo trợ, khóa gọi là "Hãy Biết Đức Tin Công Giáo của Bạn" Khoá dạy của tôi là về "thần học cầu nguyện." Chúng tôi họp trong 6 buổi chiều Chúa Nhật trong lớp học kéo dài môt giờ hay gần khoảng như thế, và sau đó chúng tôi đi tới nhà nguyện trong đại học để đọc kinh chiều. Tôi bằt đầu lên lớp với một suy tư về kinh phụng vụ của giáo hội bằng cách sử dụng kinh chiều như điểm xuất phát; điều đó cho phép tôi nói về các thánh vịnh, về nghi thức và biểu tượng, về sự sốt sắng đối với Mẹ Chí Thánh, v.v. Lúc bắt đầu khoá dạy tôi xin các sinh viên cho tôi một ít trang ghi những thắc mắc mà họ muốn đề cập tới, và tôi cố gắng giải đáp những vấn đề họ nêu lên theo khả năng của tôi
Một trong những sự thích thú nhất tôi đã khám phá trong lớp học này là đang khi các sinh viên vẫn còn mơ hồ đến việc đọc kinh và sử dụng đến từ Kinh Thánh, rất ít trong số sinh viên (hầu hết không có ai) nghĩ rằng họ có thể xen việc đọc Kinh Thánh với chính sự cầu nguyện theo cách tôi đã diễn tả ở trên. Khi họ học về sự này, nhiều sinh viên muốn biết thêm hơn nữa, và một số không ít bắt đầu việc đọc một đoạn nhỏ trong Kinh Thánh trước khi đi ngủ hay những lúc khác và bao gồm việc đọc này trong sự cầu nguyện của họ. Việc thực hành này đã chứng tỏ đến sự thu hút nhiều nhất đối với những sinh viên nào tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp đang phục vụ hay là tình nguyện làm việc cho giáo hội trong những chương trình phục vụ, đã nhìn thấy được trong việc thực hành này một hình thức nuôi sống đời sống thiêng liêng của họ như một sự quân bình cho đời sống sinh hoạt của họ.
Một sự đâm rễ như thế trong lời Chúa được tìm thấy trong sự cầu nguyện, là một thuốc giải độc cho bất cứ sự giảm suy nghĩ rằng sinh hoạt giáo hội là lòng bác ái đơn thuần. Điều gây ấn tượng cho tôi là sự khám phá này có những hàm ý rộng rải cho những người phục vu trong những thừa tác vụ khác nhau của giáo hội, hay trong cấp bậc đời sống giáo xứ hay tại trường học hay là trong những thừa tác vụ khác của giáo hội.
Vừa khi sự soạn thảo bản tham luận này hoàn tất, thế giới Công Giáo than khóc cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và chẳng bao lâu được nghe tin Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu lên làm giáo hoàng, lấy tên Biển Đức XVI. Xem ra thì phải nên nói đến chính sự chọn tên "Biển Đức" đã đưa ra sự cảnh báo tốt, là đức tân giáo hoàng sẽ tập trung nhiều sức lực của ngài trong việc tái-Kitô hóa châu Âu, như mọi người đều biết một lục địa đã chịu đau khổ ghê gớm về mặt phục vụ của giáo hội và, đáng quan ngại hơn là đến sự xói mòn ảnh hưởng của giáo hội trong sự nổi lên một châu Âu mới.
Bước tiến của sự tục hóa tại Tây Âu hầu như không còn phải là tin tức nữa. Cả trước khi chấm dứt Thế chiến Thứ hai (!943) Henri Godin đã phổ biến một quyển sách với một nhan đề báo trước: nước Pháp có phải ngoại giáo không? Trên thực tế, người ta có thể lý luận rằng một số lớn cố gắng cung cấp năng lực cho thần học mới và sự ra sức kèm theo để trở về nguồn (sự kiện hai từ ngữ bằng tiếng Pháp không phải là chuyện ngẫu nhiên) là những câu trả lời cho những sự kiện do Abbe Dodin phác họa.
Khi Karl Rahner đã khẳng định một cách nổi danh qua hai thế hệ rằng người Kitô hữu trong tuơng lai có lẽ là một nhà huyền bí hay không phải là một Kitô hữu chút nào, ông nghĩ tới những điều kiện tại châu Âu đòi hỏi một giáo hội phải dấn thân với đức tin sâu xa đạo đức hay là nền văn hóa di sản của đức tin sẽ bị thời gian và tình huống ăn mất một cách đơn thuần. Như ông đã nói trong bài tiểu luận quan trọng này, tiếng huyền bí Rahner hiểu là một cảm nghiệm đích thực về Thiên Chúa hằng sống đến từ chính trung tâm cuộc sống người ta. (28)
Điều Rahner lý luận là các Kitô hữu trong một môi trường thế tục phải có được một cảm giác sâu về căn tính Kitô hữu được nuôi dưỡng bởi một đời sống cầu nguyện, thờ phượng và một sự cố công tới phép công bình xã hội ( đó phải là một đức tin được hình thành theo các Mối Phúc Thật và những lời khuyên Tin Mừng). Tuy các Kitô hữu có thể khác nhau nhiều (và họ đã khác nhau trong nhiều điều), sự phân tích của Rahner không hoàn toàn xa cách sự suy nghĩ của thần học gia Joseph Ratzinger.
Một xác tín mạnh mẽ được nói lên trong nhiều dịp và trong những nơi gặp gỡ hoàn toàn khác biệt, điều Hồng Y Ratzinger phát biểu là sự tái sinh giáo hội (và sự sinh ra của giáo hội trong những nền văn hóa không-kitô hữu) phải đến từ một đời sống Kitô hữu một cách chính xác được sống mạnh trên một cấp bậc địa phương. Sau khi tới Roma, chẳng bao lâu sau Ngài đã viết : "Giáo hội lớn lên từ trong ra ngoài, chứ không phải đi ngược lại. Trên hết tất cả điều này có nghĩa là thuộc cộng đồng nội tâm nhất với Chúa Kitô:
Cộng đồng đó hình thành trong đời sống cầu nguyện, trong đời sống bí tích, trong thái độ cơ bản đức tin, cậy và mến. Do đó nếu có ai hỏi, 'Tôi phải làm gì hầu giáo hội có thể hiện hữu và tiến triển?' câu trả lời phải là, 'Điều bạn phải cố gắng hơn hết là làm cho đức tin hiện hữu, cho người ta hy vọng và yêu thương. Sự cầu nguyện xây dựng giáo hội và cộng đồng các bí tích, trong đó sự cầu nguyện của cộng đồng vươn tới chúng ta. ' " (29)
Không có lý do để nghĩ rằng đức tân giáo hoàng phải từ chối đến xác tín này đã được bày tỏ cách đây hai thập kỷ. Do đó, điều tôi đã diễn tả trên phải đóng một phần trong sự khích lệ, nuôi dưỡng và nâng đỡ những cố gắng của những cộng đoàn Kitô hữu địa phương hùng mạnh, hoặc phát xuất từ các giáo xứ hay là song song với những giáo xứ như thành phần cho các kế hoạch, để làm cho giáo hội lớn lên từ sự hiện diện nội tại của giáo hội như là một hình thức rao giảng tin mừng.
Cảm giác sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa nói với chúng ta qua lời Chúa được cụ thể hóa trong những cộng đồng Kitô hữu hùng mạnh vươn ra cho thế giới trong hy vọng và tình yêu, là con đường chắc chắn nhất để giữ Tin Mừng như một ánh sáng sống động chiếu sáng trong thế giới tối tăm. Một giao điểm thể ấy trên cộng đồng địa phương như là một suối nước sâu và phục vụ, sẽ được phong phú hóa thâm sâu bởi sự phục hồi một việc thực hành cầu nguyện có nền tảng kinh thánh, xuất phát từ sự thực hành việc đọc xưa và được thay đổi theo nhu cầu thời đại chúng ta.
Suối nước đó sẽ là một con đuờng trực giác hiện thực hóa của Hồng Y Ratzinger, người bây giờ ngồi trên Ngai tòa Thánh Phêrô dưới tên là Biển Đức XVI.
Việc phục hồi những gốc rễ kinh thánh về sự cầu nguyện sẽ là một bảo đảm chắc chắn chúng ta có được "của ăn lành mạnh và sức sống thánh thiện" trong các cộng đồng địa phương chúng ta mà Dei Verbum (x.6:24) đã nói tới một cách hùng biện. Sự đọc là một cách đã được đề cao trong bản tham luận này vì lý do chính xác, đó là một thực hành có thể nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện cá nhân, nhưng cũng có thể được khích lệ như một chiếc xe để đào sâu đức tin của những cộng đồng Kitô hữu nhỏ rất dồi dào và rất quan trọng trong giáo hội hiện đại ngày nay.
Lawrence Cunningham
Ghi chú
(1)All citations will be from the text in Volume 2 of the Decrees of the Ecumenical Councils, edited by Norman Tanner (Washington: Georgetown University Press, 1990). Paragraph numbers will be cited in the text.
(2)See Vatican Council II: The Basic Sixteen Documents, ed. Austin Flannery (Northport, NY: Costello, 1996) and The Documents of Vatican II, ed. Walter Abbott (New York: America Press, 1966).
(3)Commentary on the Documents of Vatican II, ed. Herbert Vorgrimler. Volume III (New York: Herder & Herder, 1966) 270-271. On the discussion of the text of Dei Verbum as a whole see, History of Vatican II, ed. Giuseppe Alberigo and Joseph A. Komonchak, IV (Maryknoll, NY: Orbis, 2003) 196-233.
(4)The third exposition of Psalm 36 in St. Augustine: Exposition of the Psalms 33-50, trans. Maria Boulding (Hyde Park, NY: New City, 2000) 132. Augustine takes up the same theme in his exposition of Psalm 141 where he talks about storing up the word of God in the "stomach of the memory" in order to ruminate like a clean animal.
(5)For a good study of these crucial words, see: Edith Scholl. "Pondering the Word: Meditare and Ruminare," Cistercian Studies Quarterly 28 3/4 (1993) 303-310.
(6)Meditatio in Latin generally means to mull over or to contemplate (in modern sense of the term); interestingly enough, it derives from a Sanskrit root (madh-a) which means wisdom.
(7)See the remarks of William Harmless. Desert Christians: An Introduction to the Literature of Early Monasticism (New York: Oxford University Press, 2004) 244-247 with good bibliographies.
(8)Full text in Harmless, 220.
(9)Examples are too frequent to recount, but, for example, see the discussion on meditation (melete) in relation to Scripture and psalmody in Columba Stewart's Cassian the Monk (New York: Oxford University Press, 1998) 101-103.
(10)Guigo II: The Ladder of Monks and Twelve Meditations, trans. Colledge and Walsh (Kalamazoo, Mich.: Cistercian Publications, 1978). The same text on lectio is reprinted in Enzo Bianchi, Praying the Word: An Introduction to Lectio Divina (Kalamazoo: Cistercian Publications, 1998) 100-114.
(11)No. 2653. In the next paragraph (No. 2654) Guigo is cited favorably, but alas not quite accurately. The citation from Ambrose is from his De Officis Ministrorum.
(12)Ladder of Monks 73. The allusion, of course, is to the encounter on the road to Emmaus in Luke 24.
(13)From the "Mystical Ark" (also known as Benjamin Minor) in Richard of St. Victor, ed. Grover Zinn (New York: Paulist, 1979) 155.
(14)Guigo devotes a whole chapter (XIII, 80ff) to this interplay.
(15)The three parts of contemplation are reading, meditatio and prayer; see 2-2 q 180 3 ad 4.
(16)From the "Sayings of Light and Love" in St. John of the Cross: Collected Works, trans. Kieran Kavanaugh (Washington: ICS, 1991) 97.
(17)See James Wiseman's essay "Mysticism" in The New Dictionary of Catholic Spirituality, ed. Michael Downey (Collegeville: Liturgical Press, 1993) 681-692 for a full account.
(18)See the very long essay on Lectio Divina (pp. 470-510) and the much briefer entry Lecture Spirituelle (495-510) in the Dictionnaire de Spiritualite IX (Paris: Beauchesne, 1975-76) where the entry on "spiritual reading" is considered as an early modern practice only notionally connected to lectio.
(19)I leave aside in this discussion the use of meditation technique like the Ignatian Exercises which are based on a methodical approach to mental or meditative prayer; the Spiritual Exercises bear a slight family resemblance to traditional lectio.
(20)Ignatius is quite aware of ruminative prayer; see his remarks in the section on three methods of praying in The Spiritual Exercises in Ignatius of Loyola, ed. George Ganss SJ. (New York: Paulist, 1991) 179-182.
(21)In my estimation the two best books on the subject in English are: Michael Casey, Sacred Reading: The Ancient Art of Lectio Divina (Liguori: Triumph, 1996) and Enzo Bianchi's Praying the Word: An Introduction to Lectio Divina (Kalamazoo: Cistercian Publications, 1998) Also useful: Basil Pennington, Lectio Divina: Renewing the Ancient Practice of Praying the Scriptures (New York: Crossroad, 1998) and Marino Magrassi, Praying the Bible (Collegeville: Liturgical Press, 1998). Casey's book should be read in tandem with the same author's excellent Toward God: The Ancient Wisdom of Western Prayer (Liguori: Triumph, 1996).
(22)See Optatatam Totius No. 16 where priests and seminarians are enjoined to receive nourishment (nutrimentum) from the daily reading and meditating on sacred Scriptures.
(23)Centering Prayer has been attacked in certain Catholic journals of the right as being essentially "non-Christian" or "Hindu." This is appalling nonsense; the practice of centering prayer has an honorable lineage that runs back through the medieval Cloud of Unknowing to Augustine's famous "Letter to Proba" on prayer or, in the East, to Gregory of Nyssa's "Life of Moses" into the desert tradition of simple prayer.
(24)One could make the case that the same thing is true of the very ancient practice of the "Jesus Prayer" in the Christian East since the phrase used is rooted in the simple penitent prayer of the Publican in the temple.
(25)Note that lectio means both the passage being read and the actual reading of the passage.
(26)Martini has provided many reports on these labors in articles in the Catholic Biblical Federation's Bulletin Dei Verbum (Rome): see Nos. 10, 19, 22, 27 et passim. Many of his meditations have been subsequently published as books; the most recent I am aware of is Praying as Jesus Taught Us (Franklin: Sheed & Ward, 2001).
(27)Bernardo Olivera OCSO. "Lectio Divina: Circular Letter 1993" in The Search for God: Conferences, Letters and Homilies (Kalamazoo, Mich.: Cistercian Publications, 2002) 127. The entire circular is a brilliant compilation of 70 short aphoristic sentences on the practice of sacred reading.
(28)"Concern for the Church," Theological Investigations XX (New York: Crossroad, 1981) 144-155; also in The Practice of Faith: A Handbook of Contemporary Spirituality (New York: Crossroad, 1983) 18-26.
(29)Joseph Ratzinger. "The Ecclesiology of the Second Vatican Council," in Church, Ecumenism and Politics (New York: Crossroad, 1988) 5.
Hội nghị được đồng bảo trợ bởi Ủy Ban Giáo Lý Giám mục Hoa Kỳ và đại học. Cunningham phân biệt đến việc học hỏi Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh, khi tập trung sự bàn luận trong chương thứ sáu của hiến chế về "sự đọc kinh thánh." Phục hồi việc 'đọc' là một cách làm vững niềm xác tín rằng Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta". Cunningham diễn tả "sự đọc" như là một sự rèn luyện "có thể nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện cá nhân nhưng cũng có thể được khuyến khích như một chiếc xe để đào sâu đức tin của những cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé rất phong phú và rất quan trọng trong giáo hội hiện đại."
Giáo sư nói về một sự khám phá khi ông đã thực hiện dạy một khóa bồi dưỡng tại đại học. Ông nói có ít sinh viên "nghĩ rằng họ có thể vừa đọc Kinh Thánh vừa cầu nguyện" theo cách ông trình bày. Nhưng một số, đang tích cực trong việc phục vụ và làm việc tự nguyện, đã nhìn thấy" trong việc thực hành này một hình thức nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của họ như một sự quân bình cho đời sống hoạt động của họ." Cunningham nói, "Điều gây ấn tượng cho tôi là sự khám phá này có những hàm ý sâu rộng " đối với những người phục vụ trong các thừa tác vụ khác nhau của Giáo Hội.
Toàn văn bài thuyết trình của thần học gia Lawrence Cunningham như sau:
***
Tâm điểm của sự trình bày này được linh hứng bởi một số dòng ẩn dụ rải rác khắp chương sáu và trong chương cuối cùng của hiến chế tín lý về mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), mà năm nay chúng ta cử hành kỷ niệm năm thứ 40 ngày công bố hiến chế (1). Như đã chỉ rõ chương này quan tâm đến Kinh Thánh trong đời sống giáo hội. Những chương khác có thể hiểu như những suy tư ngoại diện về Kinh Thánh, về kết cấu và linh hứng của Kinh Thánh, và về sự phân chia lịch sử Kinh Thánh giữa Cựu và Tân Ước, đang khi chương 6 xác định vị trí Kinh Thánh trong giáo hội không những như là địa điểm của sự công bố và của bằng chứng có uy quyền được mặc khải, nhưng còn là một nguồn mạch ân sủng, cải thiện và cầu nguyện trong cuộc sống phục vụ, đồng thời trong cuộc sống cá nhâncủa người tín hữu.
Những hàng từ chương này mà tôi sẽ đưa ra cho quý giám mục xem xét, đề cập trước hết là ngữ vựng và sau đó một số qui định đổi mới về kinh thánh, và sau cùng là một số áp dụng mục vụ. Những áp dụng đó sẽ được đề cập theo thứ tự này.
Chương sáu mở đầu với một lối chuyển nghĩa (trope) một cách nổi bật dùng làm chủ đề của toàn chương: hình ảnh một bàn ăn ban lời Chúa và mình Chúa Kitô. Hình ảnh ấn tượng này của bàn ăn với lời và bàn ăn thánh thể là một hình ảnh được thần thánh hóa trong truyền thống phụng vụ và thần học của giáo hội. Cả hai hình ảnh dĩ nhiên, nói lên ý niệm việc ăn. Trước hết điều gây ấn tượng chớ không phải ngạc nhiên là chương này thường sử dụng những hình ảnh của ăn và dinh dưỡng khi nói về Kinh Thánh. Dĩ nhiên, ngữ vựng này hầu như không phải là một ẩn dụ mới ( trên thực tế, đó là một chuyện hiển nhiên trong văn chương giáo phụ và đan viện), nhưng điều đáng ngạc nhiên là bản văn Dei Verbum chương 6 thường sử dụng phép chuyển nghĩa này.
Câu mở đầu của chương này, như chúng ta đã ghi nhận, bắt đầu với sự phân biệt nổi tiếng giữa hình ảnh bàn tiệc ban cả hai thánh thể và lời (Số 21). Sau đó chương này tiếp tục diễn nghĩa trên ý niệm này. Huấn giáo của giáo hội đã luôn luôn được nuôi dưỡng (nutriatur) và quyết định bởi Kinh Thánh. Lời Chúa là của ăn cho linh hồn (animae cibus) và là một với nước tinh sạch (fons purus) của sự sống thiêng liêng.
Hơn nữa, chính giáo hội luôn luôn tìm kếm để gặp gỡ ý nghĩa sâu rộng hơn trong Kinh Thánh hầu giáo hội có thể nuôi dưỡng (pascitur) con cái mình với những lời nói của Thiên Chúa không bao giờ ngừng(Số 23)
Việc chuyên cần nghiên cứu của các thừa tác viên giáo hội nhằm mục đích quí báu nuôi dưỡng dân Chúa với của ăn Kinh Thánh (scripturarum pabulum). Tất cả những hình thức giảng dạy, dạy giáo lý và thừa tác vụ truyền lại kiến thức xuất phát từ lời Chúa, là nguồn mạch của sự nuôi dưỡng cách an lành và gia tăng sinh lực cách thánh thiện (salubriter nutritur sancteque virescit, số 24)..
Ngoài ngữ vựng nuôi dưỡng, chủ đề khác tôi muốn ghi nhận trong những nhận xét đầu tiên của tôi, đã quan tâm tới những cách thức Chương 6 của Dei Verbum diễn tả chỗ đứng của Kinh Thánh bên ngoài phụng vụ và sự giảng dạy, huấn giáo và truyền kiến thức. Theo môt truyền thống cổ xưa nhất như thời Thomas Aquinas, đã được bén rễ sâu trong đan viện và đồng thời trong việc giảng dạy có tính giám mục của các giáo phụ, thì việc nghiên cứu trang sách thánh (sacra pagina) là chính linh hồn khoa thần học ( Số 24). Tương tự như thế những khóa về Kinh Thánh và những sự trợ giúp khác là quan trọng hầu đào sâu sự hiểu biết Kinh Thánh.
Nhưng, văn kiện có một sự phân biệt là không đơn giản coi như một đồ trang trí.. Văn kịện phân biệt sự nghiên cứu (studium) Kinh Thánh với sự đọc Kinh Thánh (Số 25 và 26). Sự qui chiếu về việc đọc đó được chỉ rõ là thánh thiện và được chuyển dịch sai qua tiếng Anh như là thiêng liêng, cả trong bản dịch Tanner lẫn Flanner, đang khi bản in cũ Abbott cũng sai vì sử dụng tĩnh tự sốt sắng" (2)
Bản Latinh diễn tả việc đọc đó là thánh thiêng, và sự đọc thánh thiêng đó có một nghĩa hoàn toàn chính xác: sự đọc bản văn Kinh Thánh như là địa điểm của sự cầu nguyện đối nghịch lại coi sự đọc Kinh Thánh như một thực tập chú giải hay là một nguồn mạch minh giáo, hay là chỉ để học thêm về Kinh Thánh theo một cách "đọc thiêng liêng" không mạch lạc. Nói cách khác, việc đọc thánh thiện trong bản văn mang theo nó một ý nghĩa rất cổ xưa và chính xác trong linh đạo Kitô hữu, vượt ra khỏi sự chú tâm của những nhà chuyển dịch chúng ta ngày nay. Đó là sự hồi phục truyền thống xưa, truyền thống này làm thành chủ đề chính của tài liệu vắn tắt này.
Ý niệm rằng chúng ta có thể sử dụng Kinh Thánh như địa điểm cầu nguyện vượt ra ngoài hành vi đọc những phần Kinh Thánh như kinh nguyện (ví dụ, việc đọc sách thánh vịnh hay việc đọc Kinh Lạy Cha hay kinh Kíng Mừng) có thể gây ấn tượng cho chúng ta như là một chuyện tầm thường, nhưng điều này cho chúng ta có cái lợi là thật sự làm bùng lên sự thích thú trong sự đọc thánh (ít xảy ra) trên bốn thập kỷ qua.
Được viết chỉ một năm sau khi bế mạc công đồng, Đức Joseph Ratzinger, lúc đó là một chuyên viên tại công đồng và là một trong những nhà bình luận chuyên cần nhất của công đồng, đánh dấu đoạn số 25 của Dei Verbum, nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của ý muốn công đồng coi Kinh Thánh như là một nguồn mạch sự cầu nguyện. "Công bình mà nói," nhà thần học Tubingen-lúc đó đã viết, " lòng đạo đức Công giáo còn phải khám phá nhiều hơn đến Kinh Thánh một cách thích hợp và ngược lại quá trình này cũng sẽ quan trọng cho việc chú giải, bằng không sự chú giải có thể dễ dàng nằm trong một bầu khí thuần lý trí và sau cùng sẽ thiếu chiều sâu, mặc dầu nó có thể thành công trong sự hiểu biết về mặt lịch sử." (3).
Tới những Vòi Phun Nước
Truyền thống giáo phụ có một cảm giác sắc sảo, việc đọc Kinh Thánh là thức ăn cần thiết cho đời sống Kitô hữu. Ít nhất từ viễn tượng này đã đủ cho chúng ta hiếu kỳ, các giáo phụ thường thấy một ý nghĩa thiêng liêng trong luật Lêvi phân biệt những thú vật ô uế với con không ô uế, đó là giữa những loài nhai lại và không nhai lại như được diễn tả trong sách Lêvi 11:1-8. Không bao giờ các giáo phụ xem sự phân biệt này chỉ để diễn tả những luật về của ăn.
Ở đây có lời khuyên của Thánh Augustinô trong một bài giảng về Thánh Vịnh 36: "Quí vị thường ăn bánh cứ khoảng một giờ hay gần một giờ và sau đó bỏ nó qua một bên, nhưng quí vị ăn bánh này [nghĩa là lời Chúa] ngày và đêm. Mỗi khi quí vị nghe nó, mỗi khi quí vị đọc nó, là quí vị ăn nó; và khi quí vị ngẫm nghĩ nó sau đó quí vị nhai đi nhai lại như một con thú không ô uế, chứ không phải như một con thú ô uế. "(4)
Việc thực hành đọc, nghe và ngẫm nghĩ những lời Kinh Thánh là điều mà truyền thống xưa gọi là sự suy gẫm (5). Tiếng suy gẫm là một tiếng có một ý nghĩa cuộc hành trình dài Bài ca khai mạc của sách thánh vịnh, một thánh vịnh khôn ngoan hoàn toàn được hiểu là dẫn nhập sách thánh vịnh toàn diện, chỉ rõ người công chính "thích thú trong luật của Chúa và suy gẫm (haga) về luật của Người ngày và đêm." (tv. 1:2). Tiếng Hy Bá haga có nghĩa đen là "nói lẩm bẩm hay là đọc cách êm dịu." Động từ này được dịch sang bản Hy lạp Bảy Mươi như là melete, có nghĩa là đưa vào trong lòng hay là hấp thụ hay là tiếp thu, từ ngữ này lại được dịch ra tiếng Latinh (ví dụ, trong bản Vulgate cuả thánh Jertome) như là "suy gẫm-meditate," (6).
Rõ ràng trong từ ngữ đó, trọng tâm của nó có nghĩa là đọc và hấp thụ và đồng hóa. Trong sự đạo đức của Do thái giáo nó chỉ một cách chính xác đến hình thức đọc liên tục để cầu nguyện /nghiên cứu sách Torah, được kết thúc cách thích hợp trong sự đồng hóa nội tâm. Một quá trình như vậy là trung tâm của việc tiếp cận với kinh nguyện theo đan viện Kitô hữu, tức là hát, đọc và nhai đi nhai lại những bản văn Kinh Thánh. (7) Một trong những nhà ẩn tu trong sa mạc, Abba Macarius, khuyên những bạn hữu mình theo gương những người đàn bà nhai kẹo gum, để làm thơm hơi thở cuả họ và làm miệng không bị khô, bằng cách làm như vậy với danh Chúa Giêsu, nếu được nhai đi nhai lại, Ngài chứng thực là bánh ban sự sống, là vòi nước cứu độ, là nguồn những nước hằng sống và vân vân. (8).
Việc rèn luyện đọc để cầu nguyện và sau đó nghỉ ngơi yên tỉnh trong sự cầu nguyện thinh lặng trước sự hiện diện Thiên Chúa, là một việc làm rất lâu đời với một dòng dõi khi trở về thời những ẩn sĩ sa mạc xa xưa, và nói một cách chung đến truyền thống giáo phụ.. Việc rèn luyện đọc như vậy đã được trở nên một cách chính thức (nhờ đến truyền thống được phổ biến rộng rải) (9) trong một bức thư vào hồi thế kỷ 12 được viết bởi Guigo II, bề trên Đan Viện Chartreuse, được biết là "Chiếc thang của các Đan sĩ. " (10) Guigo đã phân biệt bốn giai doạn: đọc, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm.
Việc đọc phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất; có thể chỉ bao gồm việc nghe một dòng của bản văn thánh. Suy gẫm là sự nghiền ngẫm hay là sự nhai đi nhai lại bản văn; cầu nguyện là sự người ta đáp ứng việc suy gẫm; và chiêm niệm là sự yên tỉnh chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng nói lại với chúng ta bằng cách chúng ta nâng lòng lên vượt qua những diễn tả bằng lời. Như vậy, trong cách cấu trúc vấn đề của Guigo, trước hết chúng ta hành động (đọc, suy gẫm,cầu nguyện) và sau đó thinh lặng trước sự hiện diện của Thiên Chúa khi Chúa nói với chúng ta. Điều này rất giống với sự nhận xét cổ xưa của Thánh Ambroisiô thành Milan được trích dẫn cách đích đáng trong quyển Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo: "Chúng ta ngỏ lời với Người khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Người nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh." (11)
Guigo sử dụng một số ẩn dụ gợi lại những hàng này trong chương 6 Dei Verbum về sự nuôi dưỡng việc cam kết đó với Kinh Thánh. Guigo nói về lòng nhiệt thành ao ước xảy đến khi chúng ta đi vào Lời Chúa:
"Khi Chúa bẻ bánh Kinh Thánh cho con, Chúa tỏ mình ra cho con trong sự bẻ bánh này, và con càng thấy Chúa, thì con càng ước ao thấy Chúa, không còn từ bên ngoài, trong cái vỏ của mặt chữ, nhưng đến từ bên trong trong ý nghĩa ẩn giấu của nó." (12) Khi viết trong thế kỷ 12, Richard of St.Victor, kinh sĩ thành Victor sử dụng một phép ẩn dụ có hơi khác biệt cho việc gặp gỡ nuôi dưỡng này với lời Chúa: "Suy nghĩ thì không mệt nhọc và không sinh thành quả. Suy gẫm thì mệt nhọc với kết quả; chiêm niệm tiếp tục không mệt nhọc và sinh ra hoa trái." (13):
Tác động đầy năng lực này của việc đọc, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm không được hiểu một cách tĩnh, nhưng như là một sự đồng vận, mà mỗi giai đoạn liên kết chặc chẽ với giai đoạn kia. (14) Mỗi giai đoạn được thúc đẩy bởi ân sủng và có thể được nuôi dưỡng hoặc bằng lời chúng ta nghe trong phụng vụ hay là trong những lúc cầu nguyện riêng tư của chúng ta. Điểm mà Guigo phác họa, và đó chỉ là một sự tóm tắt của một học thuyết cầu nguyện lui về bao thế kỷ trước thời của ông, được đồng hóa trong truyền thống như các nhà trước tác sau này như Thánh Thomas Aquinas khẳng định trong Summa (15) và Thánh Gioan Thánh Giá sẽ lập lại vào những thế kỷ sau này: "Hãy tím kiếm trong sự đọc, và bạn sẽ gặp được trong sự suy gẫm, hãy gõ cửa trong sự cầu nguyện, và sẽ được mở ra cho bạn trong sự chiêm niệm." (16)
Bối cảnh lý thuyết của những xác tín này đuợc ăn rễ sâu trong một truyền thống xa xưa ít nhất là thời Origen trong cuối thế kỷ thứ ba, có một ý nghĩa "mầu nhiệm" về Kinh thánh. Bằng từ "mầu nhiệm" các giáo phụ chỉ hiểu là "ẩn giấu" -là sau cái nghĩa đơn giản của Kinh Thánh mà Thiên Chúa nói với chúng ta qua Chúa Kitô.
Điều chung cho các tác giả giáo phụ là sử dụng từ " mầu nhiệm" trong bối cảnh Kinh Thánh và thánh thể (và thỉnh thoảng giáo hội xử dụng). Những cặp mắt thường chỉ thấy bản văn viết hay chỉ là bánh và rượu mà thôi, nhưng người được đức tin soi sáng thấy ý nghĩa ẩn giấu (mầu nhiệm) bên sau những thực tại chỉ được thấy mà thôi. (17)
Để không đặt một điểm quá tinh tế trong vấn đề: Hồi phục việc thực hành sự đọc là một cách làm cho vững xác tín rằng Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa nói với cbúng ta.
Sự Liên Quan với Ngày Nay (18)
Quan niệm đan viện xưa về sự đọc kinh thánh đã mở đường trong thời kỳ hiện đại, cho việc thực hành hơn một cách chung về "sự đọc thiêng liêng,." nhưng sự đọc thiêng liêng có khuynh hướng chỉ sự nghiên cứu những sách đạo đức một cách chung hơn là sự sử dụng Kinh Thánh một cách riêng như là một nguồn sự cầu nguyện. (19) Sự đọc cũng không giống như những sách suy gẫm cổ xưa với những "điểm", mà là một sản phẩm chính của "sự cầu nguyện tinh thần" cho tới ngày nay, được nổi lên trong thời kỳ hiện đại được phổ biến cách rộng rải dưới sự thúc đẩy do linh đạo thánh I Nhã. (20) Trong bốn thập kỷ vừa qua, dưới sự thúc đẩy của sự tái trở về nguồn đan viện, việc thực hành sự đọc cầu nguyện Kinh Thánh như một con dường đưa tới sự cầu nguyện chiêm niệm, đã được dân chúng mộ mến rất nhiều vượt xa những phạm vi đan viện. Việc thực hành sự đọc đã sinh một tiểu sử khổng lồ những sách có phẩm chất khác nhau. (21) Sự tái khám phá này đã giúp rất nhiều trong sự phân biệt rõ ràng giữa sự đọc thiêng liêng đuợc hiểu một cách chung và sự thực hành có kỷ luật của sự suy gẫm/nhai lại Kinh Thánh hầu ở trước mặt Chúa là Đấng nói qua bản văn được linh hứng này.
Việc thực hành cầu nguyện bổ dưỡng này bằng Kinh Thánh bắt bụộc nơi các linh mục (22) nhưng trong thời đại chúng ta sự sử dụng Kinh Thánh trong khi cầu nguyện ngày càng trở nên một phần quan trọng và thường xuyên trong đời sống đạo đức của tất cả người Công giáo. Lợi ích này trong sự cầu nguyện Kinh Thánh tự chứng tỏ trong những hình thức mới kinh nguyện chung (như Cộng Đoàn Đại Kết Taize, sự cầu nguyện của cộng đoàn Thánh Sant'Egidio, etc.) và trong những thực hành một cách bình dân được phổ biến rộng rãi như sự cầu nguyện chiêm niệm kết hợp với John Main mới đây hay là việc thực hành của Trung Tâm Cầu Nguyện, (23) đến từ sự linh hứng từ các Tu Sĩ Xitô
Phải ghi nhận rằng một thực hành như Kinh Taize có ấn tượng giống như hình thức cổ xưa đọc kinh tại đan viện, trong việc nhấn mạnh về việc sử dụng lập đi lập lại những câu kinh thánh đơn giản (mặc dầu qua hình thức thánh nhạc).(24) Kinh Taize cũng có thêm cái lợi là có thể sử dụng trong những nhóm đại kết. Nhưng tín hữu thường cầu nguyện cách đơn giản, trong lúc mong chờ sự hiện diện đơn thuần của Thiên Chúa đi vào đời sống của mình trong sự nhận thức một cách đơn giản, tín hữu không sử dụng những kế hoạch hình thức nào trong cách đọc: đọc và suy gẫm về Kinh Thánh. Việc thưc hành đơn độc này chắc chắn là một việc tốt, nhưng cũng có những phương cách sáng tạo kết nối việc thực hành này với những thực hành cho cộng đoàn.
Có lẽ không một cá nhân nào đã tiến hành việc thực hành việc đọc như là một kế hoạch mục vụ với hiệu quả vượt bực hơn là Hồng Y Carlo Maria Martini trong những năm Ngài làm tổng giám mục thành Milan. Đức Hồng Y Martini đã có một kế hoạch nhiều ngạnh (multipronged) để phát triển việc đọc như là một dụng cụ làm phong phú mục vụ. Trước hết, lúc bắt đầu làm giám mục ngài liên kết tất cả các cộng đồng tu sĩ trong giáo phận ngài (với sự cộng tác của họ) trong một thời gian dành cho việc cầu nguyện Kinh Thánh, mà ngài hướng dẫn qua đài phát thanh trong giáo phận một tuần một lần.
Sau đó, ngài thành lập những cộng đồng nhỏ (đặc biệt là giới trẻ) tập họp lại đọc kinh hằng tuần mà ngài sẽ "tham dự" qua sự hiện diện phát thanh luôn được gia tăng của ngài. Sự "liên kết phát thanh " này được phát triển sau khi số người đến nhà thờ chánh tòa để đọc từ 500 người trong năm 1980, chưa đầy 10 năm đã gia tăng lên tới 3.000 người và rồi những nhóm đó lên tới ước độ 15,000 người. Hình thức cho những cuộc họp này luôn luôn giống nhau: tạo ra một bầu khí bằng một thánh vịnh rội đọc một đoạn Kinh Thánh, (25), tiếp đến là đề tài suy gẫm được đề nghị, sau cùng là 15 phút tuyệt đối thinh lặng.
Là một tu sĩ dòng Tên, ĐHY Martini đã thêm những bước được gợi ý xa hơn là việc đọc, suy gẫm và sự chiêm niệm một cách đơn giản: đó là sự an ủi để tìm kiếm một "mùi vị" cho Chúa, khả năng suy xét để tìm kiếm điều Chúa mời gọi chúng ta nên làm; sự quyết tâm lựa chọn điều được suy xét; và sau cùng hành động trong đời sống hằng ngày. Điều rõ ràng là ĐHY Martini đã thích nghi hành vi chiêm niệm của việc đọc, với quan niệm của dòng Tên để nên một "người chiêm niệm trong hành động." (26)
Đức Hồng Y Martini rõ ràng có những ân huệ để làm dự án này thành công như đã thấy. Ngài là một học giả kinh thánh được huấn luyện, một tu sĩ đuợc huấn luyện theo truyền thống của Thánh I Nhã, và là một giám mục mục vụ tuyệt vời và bạo dạn. Điều cũng xem ra rõ ràng là bất kỳ giám mục nào, nếu vâng theo nhũng ân sủng được Chương 6 Dei Verbum cống hiến, có thể thích nghi trên những cấp bậc khiêm tốn hơn đến các kế hoạch thích đáng hơn theo hoàn cảnh riêng của mình.
Đọc sách thánh theo nguyên tắc thông thường của hàng linh mục có thể nâng cao ý nghĩa cộng đồng giữa các linh mục và sẽ giúp tốt như một phương tiện dọn bài giảng hay hơn. Những cộng đồng nhỏ trong những giáo xứ nhứt định, khi sử dụng những bản văn kết nối với chu kỳ các bài đọc theo những năm phụng vụ; những nhóm nào làm những việc thể xác về bác ái có thể hình thành một sự liên kết sâu hơn qua những việc thực hành như thế; và những "nhóm nghiên cứu Kinh Thánh " đơn thuần có thể là những dịp cho cộng đồng đại kết đích thực, theo đó việc thực hành sự đọc có thể được thực hành tập thể bởi những Kitô hữu liên quan thuộc bất cứ tôn giáo nào.
Những kế hoạch này có thể mở ra tới những hình thức khác của thừa tác vụ đối với cả đến những nhóm đang có (v.d. những nhóm Vinh Sơn đệ Phaolô hay là những nơi phát chẩn đồ ăn, hay là sự thăm viếng nhà người đau ốm và các cụ già v. v.) hay là những nhóm khác được hình thành như một sự thúc đẩy của ân sủng.
Nếu hiểu cho đúng, sự thích thú thực sự về Dei Verbum 6 là cung cấp một khuông cơ bản vượt qua những lỗ hỗng giữa phụng vụ và sự cầu nguyện riêng; sự chiêm niệm và sự hành động; sự thực hành thiêng liêng chung và riêng bởi thực hành đơn giản kêu gọi chúng ta trở về một trong những thực hành đầu tiên của đức tin chúng ta. Trên thực tế, khi chúng ta đọc, chúng ta làm điều Đức Maria đã làm, ngài trực tiếp đối mặt với Lời và " thân mật "suy nghĩ tất cả mọi sự trong lòng." Thật vậy, cha bề trên cả các tu sĩ Xitô, trong một thư luân lưu gởi tới các đan viện của ngài năm 1993 hoàn toàn dành cho việc đọc, làm điểm tuyệt vời là có một sự tương quan rộng rải giữa sự đọc và mầu nhiệm nhập thể. Ngài viết: "Sự thụ thai vô nhiễm của Đức Mẹ Trinh Nữ là một mầu nhiệm cứu chuộc và là gương mẫu để bắt chước: mang thai ngôi Lời trong lòng dạ, ôm ấp ý muốn của Chúa Cha, làm chúng ta nên anh, chị và mẹ." (27)
Một suy nghĩ cuối cùng
Hơn ba năm qua tôi đã dạy một khóa bồi dưỡng có chứng chỉ được một số các phân khoa bảo trợ, khóa gọi là "Hãy Biết Đức Tin Công Giáo của Bạn" Khoá dạy của tôi là về "thần học cầu nguyện." Chúng tôi họp trong 6 buổi chiều Chúa Nhật trong lớp học kéo dài môt giờ hay gần khoảng như thế, và sau đó chúng tôi đi tới nhà nguyện trong đại học để đọc kinh chiều. Tôi bằt đầu lên lớp với một suy tư về kinh phụng vụ của giáo hội bằng cách sử dụng kinh chiều như điểm xuất phát; điều đó cho phép tôi nói về các thánh vịnh, về nghi thức và biểu tượng, về sự sốt sắng đối với Mẹ Chí Thánh, v.v. Lúc bắt đầu khoá dạy tôi xin các sinh viên cho tôi một ít trang ghi những thắc mắc mà họ muốn đề cập tới, và tôi cố gắng giải đáp những vấn đề họ nêu lên theo khả năng của tôi
Một trong những sự thích thú nhất tôi đã khám phá trong lớp học này là đang khi các sinh viên vẫn còn mơ hồ đến việc đọc kinh và sử dụng đến từ Kinh Thánh, rất ít trong số sinh viên (hầu hết không có ai) nghĩ rằng họ có thể xen việc đọc Kinh Thánh với chính sự cầu nguyện theo cách tôi đã diễn tả ở trên. Khi họ học về sự này, nhiều sinh viên muốn biết thêm hơn nữa, và một số không ít bắt đầu việc đọc một đoạn nhỏ trong Kinh Thánh trước khi đi ngủ hay những lúc khác và bao gồm việc đọc này trong sự cầu nguyện của họ. Việc thực hành này đã chứng tỏ đến sự thu hút nhiều nhất đối với những sinh viên nào tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp đang phục vụ hay là tình nguyện làm việc cho giáo hội trong những chương trình phục vụ, đã nhìn thấy được trong việc thực hành này một hình thức nuôi sống đời sống thiêng liêng của họ như một sự quân bình cho đời sống sinh hoạt của họ.
Một sự đâm rễ như thế trong lời Chúa được tìm thấy trong sự cầu nguyện, là một thuốc giải độc cho bất cứ sự giảm suy nghĩ rằng sinh hoạt giáo hội là lòng bác ái đơn thuần. Điều gây ấn tượng cho tôi là sự khám phá này có những hàm ý rộng rải cho những người phục vu trong những thừa tác vụ khác nhau của giáo hội, hay trong cấp bậc đời sống giáo xứ hay tại trường học hay là trong những thừa tác vụ khác của giáo hội.
Vừa khi sự soạn thảo bản tham luận này hoàn tất, thế giới Công Giáo than khóc cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và chẳng bao lâu được nghe tin Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu lên làm giáo hoàng, lấy tên Biển Đức XVI. Xem ra thì phải nên nói đến chính sự chọn tên "Biển Đức" đã đưa ra sự cảnh báo tốt, là đức tân giáo hoàng sẽ tập trung nhiều sức lực của ngài trong việc tái-Kitô hóa châu Âu, như mọi người đều biết một lục địa đã chịu đau khổ ghê gớm về mặt phục vụ của giáo hội và, đáng quan ngại hơn là đến sự xói mòn ảnh hưởng của giáo hội trong sự nổi lên một châu Âu mới.
Bước tiến của sự tục hóa tại Tây Âu hầu như không còn phải là tin tức nữa. Cả trước khi chấm dứt Thế chiến Thứ hai (!943) Henri Godin đã phổ biến một quyển sách với một nhan đề báo trước: nước Pháp có phải ngoại giáo không? Trên thực tế, người ta có thể lý luận rằng một số lớn cố gắng cung cấp năng lực cho thần học mới và sự ra sức kèm theo để trở về nguồn (sự kiện hai từ ngữ bằng tiếng Pháp không phải là chuyện ngẫu nhiên) là những câu trả lời cho những sự kiện do Abbe Dodin phác họa.
Khi Karl Rahner đã khẳng định một cách nổi danh qua hai thế hệ rằng người Kitô hữu trong tuơng lai có lẽ là một nhà huyền bí hay không phải là một Kitô hữu chút nào, ông nghĩ tới những điều kiện tại châu Âu đòi hỏi một giáo hội phải dấn thân với đức tin sâu xa đạo đức hay là nền văn hóa di sản của đức tin sẽ bị thời gian và tình huống ăn mất một cách đơn thuần. Như ông đã nói trong bài tiểu luận quan trọng này, tiếng huyền bí Rahner hiểu là một cảm nghiệm đích thực về Thiên Chúa hằng sống đến từ chính trung tâm cuộc sống người ta. (28)
Điều Rahner lý luận là các Kitô hữu trong một môi trường thế tục phải có được một cảm giác sâu về căn tính Kitô hữu được nuôi dưỡng bởi một đời sống cầu nguyện, thờ phượng và một sự cố công tới phép công bình xã hội ( đó phải là một đức tin được hình thành theo các Mối Phúc Thật và những lời khuyên Tin Mừng). Tuy các Kitô hữu có thể khác nhau nhiều (và họ đã khác nhau trong nhiều điều), sự phân tích của Rahner không hoàn toàn xa cách sự suy nghĩ của thần học gia Joseph Ratzinger.
Một xác tín mạnh mẽ được nói lên trong nhiều dịp và trong những nơi gặp gỡ hoàn toàn khác biệt, điều Hồng Y Ratzinger phát biểu là sự tái sinh giáo hội (và sự sinh ra của giáo hội trong những nền văn hóa không-kitô hữu) phải đến từ một đời sống Kitô hữu một cách chính xác được sống mạnh trên một cấp bậc địa phương. Sau khi tới Roma, chẳng bao lâu sau Ngài đã viết : "Giáo hội lớn lên từ trong ra ngoài, chứ không phải đi ngược lại. Trên hết tất cả điều này có nghĩa là thuộc cộng đồng nội tâm nhất với Chúa Kitô:
Cộng đồng đó hình thành trong đời sống cầu nguyện, trong đời sống bí tích, trong thái độ cơ bản đức tin, cậy và mến. Do đó nếu có ai hỏi, 'Tôi phải làm gì hầu giáo hội có thể hiện hữu và tiến triển?' câu trả lời phải là, 'Điều bạn phải cố gắng hơn hết là làm cho đức tin hiện hữu, cho người ta hy vọng và yêu thương. Sự cầu nguyện xây dựng giáo hội và cộng đồng các bí tích, trong đó sự cầu nguyện của cộng đồng vươn tới chúng ta. ' " (29)
Không có lý do để nghĩ rằng đức tân giáo hoàng phải từ chối đến xác tín này đã được bày tỏ cách đây hai thập kỷ. Do đó, điều tôi đã diễn tả trên phải đóng một phần trong sự khích lệ, nuôi dưỡng và nâng đỡ những cố gắng của những cộng đoàn Kitô hữu địa phương hùng mạnh, hoặc phát xuất từ các giáo xứ hay là song song với những giáo xứ như thành phần cho các kế hoạch, để làm cho giáo hội lớn lên từ sự hiện diện nội tại của giáo hội như là một hình thức rao giảng tin mừng.
Cảm giác sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa nói với chúng ta qua lời Chúa được cụ thể hóa trong những cộng đồng Kitô hữu hùng mạnh vươn ra cho thế giới trong hy vọng và tình yêu, là con đường chắc chắn nhất để giữ Tin Mừng như một ánh sáng sống động chiếu sáng trong thế giới tối tăm. Một giao điểm thể ấy trên cộng đồng địa phương như là một suối nước sâu và phục vụ, sẽ được phong phú hóa thâm sâu bởi sự phục hồi một việc thực hành cầu nguyện có nền tảng kinh thánh, xuất phát từ sự thực hành việc đọc xưa và được thay đổi theo nhu cầu thời đại chúng ta.
Suối nước đó sẽ là một con đuờng trực giác hiện thực hóa của Hồng Y Ratzinger, người bây giờ ngồi trên Ngai tòa Thánh Phêrô dưới tên là Biển Đức XVI.
Việc phục hồi những gốc rễ kinh thánh về sự cầu nguyện sẽ là một bảo đảm chắc chắn chúng ta có được "của ăn lành mạnh và sức sống thánh thiện" trong các cộng đồng địa phương chúng ta mà Dei Verbum (x.6:24) đã nói tới một cách hùng biện. Sự đọc là một cách đã được đề cao trong bản tham luận này vì lý do chính xác, đó là một thực hành có thể nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện cá nhân, nhưng cũng có thể được khích lệ như một chiếc xe để đào sâu đức tin của những cộng đồng Kitô hữu nhỏ rất dồi dào và rất quan trọng trong giáo hội hiện đại ngày nay.
Lawrence Cunningham
Ghi chú
(1)All citations will be from the text in Volume 2 of the Decrees of the Ecumenical Councils, edited by Norman Tanner (Washington: Georgetown University Press, 1990). Paragraph numbers will be cited in the text.
(2)See Vatican Council II: The Basic Sixteen Documents, ed. Austin Flannery (Northport, NY: Costello, 1996) and The Documents of Vatican II, ed. Walter Abbott (New York: America Press, 1966).
(3)Commentary on the Documents of Vatican II, ed. Herbert Vorgrimler. Volume III (New York: Herder & Herder, 1966) 270-271. On the discussion of the text of Dei Verbum as a whole see, History of Vatican II, ed. Giuseppe Alberigo and Joseph A. Komonchak, IV (Maryknoll, NY: Orbis, 2003) 196-233.
(4)The third exposition of Psalm 36 in St. Augustine: Exposition of the Psalms 33-50, trans. Maria Boulding (Hyde Park, NY: New City, 2000) 132. Augustine takes up the same theme in his exposition of Psalm 141 where he talks about storing up the word of God in the "stomach of the memory" in order to ruminate like a clean animal.
(5)For a good study of these crucial words, see: Edith Scholl. "Pondering the Word: Meditare and Ruminare," Cistercian Studies Quarterly 28 3/4 (1993) 303-310.
(6)Meditatio in Latin generally means to mull over or to contemplate (in modern sense of the term); interestingly enough, it derives from a Sanskrit root (madh-a) which means wisdom.
(7)See the remarks of William Harmless. Desert Christians: An Introduction to the Literature of Early Monasticism (New York: Oxford University Press, 2004) 244-247 with good bibliographies.
(8)Full text in Harmless, 220.
(9)Examples are too frequent to recount, but, for example, see the discussion on meditation (melete) in relation to Scripture and psalmody in Columba Stewart's Cassian the Monk (New York: Oxford University Press, 1998) 101-103.
(10)Guigo II: The Ladder of Monks and Twelve Meditations, trans. Colledge and Walsh (Kalamazoo, Mich.: Cistercian Publications, 1978). The same text on lectio is reprinted in Enzo Bianchi, Praying the Word: An Introduction to Lectio Divina (Kalamazoo: Cistercian Publications, 1998) 100-114.
(11)No. 2653. In the next paragraph (No. 2654) Guigo is cited favorably, but alas not quite accurately. The citation from Ambrose is from his De Officis Ministrorum.
(12)Ladder of Monks 73. The allusion, of course, is to the encounter on the road to Emmaus in Luke 24.
(13)From the "Mystical Ark" (also known as Benjamin Minor) in Richard of St. Victor, ed. Grover Zinn (New York: Paulist, 1979) 155.
(14)Guigo devotes a whole chapter (XIII, 80ff) to this interplay.
(15)The three parts of contemplation are reading, meditatio and prayer; see 2-2 q 180 3 ad 4.
(16)From the "Sayings of Light and Love" in St. John of the Cross: Collected Works, trans. Kieran Kavanaugh (Washington: ICS, 1991) 97.
(17)See James Wiseman's essay "Mysticism" in The New Dictionary of Catholic Spirituality, ed. Michael Downey (Collegeville: Liturgical Press, 1993) 681-692 for a full account.
(18)See the very long essay on Lectio Divina (pp. 470-510) and the much briefer entry Lecture Spirituelle (495-510) in the Dictionnaire de Spiritualite IX (Paris: Beauchesne, 1975-76) where the entry on "spiritual reading" is considered as an early modern practice only notionally connected to lectio.
(19)I leave aside in this discussion the use of meditation technique like the Ignatian Exercises which are based on a methodical approach to mental or meditative prayer; the Spiritual Exercises bear a slight family resemblance to traditional lectio.
(20)Ignatius is quite aware of ruminative prayer; see his remarks in the section on three methods of praying in The Spiritual Exercises in Ignatius of Loyola, ed. George Ganss SJ. (New York: Paulist, 1991) 179-182.
(21)In my estimation the two best books on the subject in English are: Michael Casey, Sacred Reading: The Ancient Art of Lectio Divina (Liguori: Triumph, 1996) and Enzo Bianchi's Praying the Word: An Introduction to Lectio Divina (Kalamazoo: Cistercian Publications, 1998) Also useful: Basil Pennington, Lectio Divina: Renewing the Ancient Practice of Praying the Scriptures (New York: Crossroad, 1998) and Marino Magrassi, Praying the Bible (Collegeville: Liturgical Press, 1998). Casey's book should be read in tandem with the same author's excellent Toward God: The Ancient Wisdom of Western Prayer (Liguori: Triumph, 1996).
(22)See Optatatam Totius No. 16 where priests and seminarians are enjoined to receive nourishment (nutrimentum) from the daily reading and meditating on sacred Scriptures.
(23)Centering Prayer has been attacked in certain Catholic journals of the right as being essentially "non-Christian" or "Hindu." This is appalling nonsense; the practice of centering prayer has an honorable lineage that runs back through the medieval Cloud of Unknowing to Augustine's famous "Letter to Proba" on prayer or, in the East, to Gregory of Nyssa's "Life of Moses" into the desert tradition of simple prayer.
(24)One could make the case that the same thing is true of the very ancient practice of the "Jesus Prayer" in the Christian East since the phrase used is rooted in the simple penitent prayer of the Publican in the temple.
(25)Note that lectio means both the passage being read and the actual reading of the passage.
(26)Martini has provided many reports on these labors in articles in the Catholic Biblical Federation's Bulletin Dei Verbum (Rome): see Nos. 10, 19, 22, 27 et passim. Many of his meditations have been subsequently published as books; the most recent I am aware of is Praying as Jesus Taught Us (Franklin: Sheed & Ward, 2001).
(27)Bernardo Olivera OCSO. "Lectio Divina: Circular Letter 1993" in The Search for God: Conferences, Letters and Homilies (Kalamazoo, Mich.: Cistercian Publications, 2002) 127. The entire circular is a brilliant compilation of 70 short aphoristic sentences on the practice of sacred reading.
(28)"Concern for the Church," Theological Investigations XX (New York: Crossroad, 1981) 144-155; also in The Practice of Faith: A Handbook of Contemporary Spirituality (New York: Crossroad, 1983) 18-26.
(29)Joseph Ratzinger. "The Ecclesiology of the Second Vatican Council," in Church, Ecumenism and Politics (New York: Crossroad, 1988) 5.