Lãnh tụ Yasser Arafat đã ra một nghị định đặc biệt, ban bố tình trạng khẩn cấp tại các vùng lãnh thổ và thành lập chính phủ khẩn cấp tại Palestine.
Hành động này diễn ra sau khi phía Israel nối lại những lời đe dọa trục xuất nhà lãnh đạo Palestine sau vụ đánh bom tự sát kinh hoàng tại Haifa hôm Thứ Bảy vừa qua.
Tân thủ tướng Palestine, ông Ahmed Qureia nói đây sẽ là nội các rút gọn, sẽ hoạt động trong thời gian ngắn để xử lý cuộc khủng hoảng hiện thời.
Nội các mới gồm có bản thân Ahmed Qureia trong vai trò thủ tướng và tám bộ trưởng chủ chốt khác, sẽ làm việc trong thời gian một tháng.
Nghị định đặc biệt do ông Yasser Arafat đưa ra đã cắt ngắn bớt những cuộc tham vấn kéo dài lê thê về việc thành lập nội các mới. Nó sẽ bỏ qua thủ tục phê chuẩn thông thường của hội đồng lập pháp Palestine.
Kể từ vụ đánh bom Haifa, ông Yasser Arafat đã nhận thức rõ ràng về vị trí của mình trong trận tuyến.
Hành động mới này là một biện pháp nhằm quyết tâm để giới lãnh đạo Palestine tiến tới thành lập một chính phủ trong thời gian sớm nhất nhằm chống đỡ cuộc tấn công của Israel nhằm vào ông Arafat.
Dân Palestine ủng hộ ông Arafat
Những bức tường còn sót lại tại khu đất rào kín ở khu căn cứ của ông Yasser Arafat tại Ramallah dán đầy hình ảnh ông, bất chấp các khẩu hiệu thách thức đe dọa mà Israel đưa ra gần đây dọa trục xuất, hay thậm chí hạ sát ông.
Israel và Hoa Kỳ đã từ chối việc thương lượng với nhà lãnh đạo Palestine với lý do ông không thể tin được.
Tuy vậy, những người chỉ trích càng cố cô lập, lại càng có thêm người ủng hộ đi theo ông Arafat.
Ngay tại Dải Gaza, nơi ông Yasser Arafat không thể đến trong suốt hai năm qua, vẫn xuất hiện các cuộc biểu tình chống lại kế hoạch loại bỏ ông của Israel.
Những lời chỉ trích công khai ông Yasser Arafat đã hạ thấp giọng. Ở đây, có cảm giác ngay cả nếu ông Arafat có lỗi, thì Israel hay Hoa Kỳ cũng không có quyền nói ra điều này.
Có thể giữa ông Arafat và Israel hay Hoa Kỳ chẳng có sự hòa hợp, nhưng vị trí của ông như một nhà lãnh đạo của cuộc đấu tranh cho thấy người Palestine sẽ còn tiếp tục hát lời ca ngợi ông. (BBC)
Hành động này diễn ra sau khi phía Israel nối lại những lời đe dọa trục xuất nhà lãnh đạo Palestine sau vụ đánh bom tự sát kinh hoàng tại Haifa hôm Thứ Bảy vừa qua.
Tân thủ tướng Palestine, ông Ahmed Qureia nói đây sẽ là nội các rút gọn, sẽ hoạt động trong thời gian ngắn để xử lý cuộc khủng hoảng hiện thời.
Nội các mới gồm có bản thân Ahmed Qureia trong vai trò thủ tướng và tám bộ trưởng chủ chốt khác, sẽ làm việc trong thời gian một tháng.
Nghị định đặc biệt do ông Yasser Arafat đưa ra đã cắt ngắn bớt những cuộc tham vấn kéo dài lê thê về việc thành lập nội các mới. Nó sẽ bỏ qua thủ tục phê chuẩn thông thường của hội đồng lập pháp Palestine.
Kể từ vụ đánh bom Haifa, ông Yasser Arafat đã nhận thức rõ ràng về vị trí của mình trong trận tuyến.
Hành động mới này là một biện pháp nhằm quyết tâm để giới lãnh đạo Palestine tiến tới thành lập một chính phủ trong thời gian sớm nhất nhằm chống đỡ cuộc tấn công của Israel nhằm vào ông Arafat.
Dân Palestine ủng hộ ông Arafat
Những bức tường còn sót lại tại khu đất rào kín ở khu căn cứ của ông Yasser Arafat tại Ramallah dán đầy hình ảnh ông, bất chấp các khẩu hiệu thách thức đe dọa mà Israel đưa ra gần đây dọa trục xuất, hay thậm chí hạ sát ông.
Israel và Hoa Kỳ đã từ chối việc thương lượng với nhà lãnh đạo Palestine với lý do ông không thể tin được.
Tuy vậy, những người chỉ trích càng cố cô lập, lại càng có thêm người ủng hộ đi theo ông Arafat.
Ngay tại Dải Gaza, nơi ông Yasser Arafat không thể đến trong suốt hai năm qua, vẫn xuất hiện các cuộc biểu tình chống lại kế hoạch loại bỏ ông của Israel.
Những lời chỉ trích công khai ông Yasser Arafat đã hạ thấp giọng. Ở đây, có cảm giác ngay cả nếu ông Arafat có lỗi, thì Israel hay Hoa Kỳ cũng không có quyền nói ra điều này.
Có thể giữa ông Arafat và Israel hay Hoa Kỳ chẳng có sự hòa hợp, nhưng vị trí của ông như một nhà lãnh đạo của cuộc đấu tranh cho thấy người Palestine sẽ còn tiếp tục hát lời ca ngợi ông. (BBC)