Jerusalem: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ sự gần gũi của Ngài tới gia đình lãnh tụ Yasser Arafat và cư dân Palestine và cầu nguyện “để ngôi sao hòa bình sớm được chiếu rõi trên Thánh Địa”.
Điện văn của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đi sau khi cái chết nhà lãnh tụ Arafat được chính thức công bố tại quân y viện Balê vào hôm thứ Năm 11/11.
Đức Thánh Cha đã cầu nguyện để cư dân Israel và Palestine sớm “được sống hòa giải với nhau như những quốc gia độc lập và có chủ quyền”.
Điện văn đã được Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết dưới sự ủy quyền của Đức Thánh Cha và gửi cho Chủ Tịch Hội Đồng Lập Pháp Palestine, Rawhi Fattuh.
Đức Hồng Y Sodano viết “Tôi chân thành liên kết với những lời chia buồn của Đức Thánh Cha”.
Trước đó, phát ngôn viên Tòa Thánh, ông Joaquin Navarro-Valls đã nói trong một thông tư rằng Arafat “là một lãnh tụ có sức lôi cuốn quần chúng mãnh liệt, ông thương mến cư dân của ông và là người tìm kiến để hướng dẫn họ tiến tới một sự độc lập cho tổ quốc”.
“Chủ tịch Arafat đã đánh giá đến những mối liên hệ của ông với Tòa Thánh và với Đức Thánh Cha.”
“Xin Thiên Chúa với lòng thương xót của Người, đón nhận linh hồn một người rạng danh qua đời, và mang lại hòa bình cho Thánh Địa với những quốc gia độc lập và có chủ quyền, hòan toàn được hòa giải với nhau”.
Đức Thượng Phụ Công Giáo La Tinh Michel Sabbah tại Yêrusalem đại diệnTòa Thánh dẫn phái đoàn đến tham dự lễ an táng tại Cairo, Ai Cập vào ngày thứ Sáu 12/11. Ngài đã đến Cairo bằng đường bộ. Trong phái đoàn còn có Đức Ông Dennis Kuruppassery, giáo sĩ trong Tòa Khâm Sứ tại Cairo và Linh Mục Camillo Ballin, linh mục Thừa Sai Dòng Comboni tại Ai Cập. Phái đoàn Kitô giáo cũng trở về để tham dự lễ nghi chôn cất tại Ramallah- Tây Ngạn.
1. Từ du kích bụi đời đến nhà lãnh tụ vô tổ quốc.
Mặc dầu được giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1994, nhưng cụ Arafat đã không hoàn toàn tẩy trừ đi được hình ảnh của cụ về khủng bổ và ủng hộ cho các cuộc bạo động.
Là một người Hồi giáo, Arafat đã được đại đa số cư dân tín hữu Kitô Palestine ủng hộ và biết đến tầm quan trọng duy trì những mối liên hệ tốt lành giữa Kitô Giáo và Hội Giáo. Cụ thường tiếp kiến gặp gỡ các phái đoàn Giám Mục nước ngoài và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo trong vùng.
Cụ Arafat, 75 tuổi đã qua đời tại quân y viện Ba Lê tại Pháp vào ngày 11/11 sau khi trải qua cơn hôn mê hơn một tuần. Nguyên nhân cái chết của cụ Arafat không được công bố và nhiều người vẫn cho là một cái chết đầy bí ẩn.
Cụ Arafat cùng lãnh chung giải Nobel Hòa Bình 1994 với Thủ Tướng Do Thái Yitzhak Rabin và Bộ Trưởng Ngoại Giáo Do Thái Shimon Peres. Thủ tướng Do Thái sau này đã bị người Do Thái bảo thủ ám sát.
Ông bố của cụ Arafat là một thương gia giàu có Palestine gốc Ai Cập, đã mang gia đình từ Palestine lúc bấy giờ còn là thuộc địa của Anh Quốc sang Ai Cập vào cuối thập niên 1920. Cụ Yasser Arafat sinh ngày 24/8/1924 tại Cairo với một tên rất dài Abdel-Rahman Abdel Raouf Arafat al-Wudwa al-Husseini.
Arafat mồ côi mẹ khi lên 5 tuổi, dành trọn tuổi thanh xuân và những năm theo học tại Cairo, ngoại trừ 4 năm sau khi người Mẹ qua đời cụ được gởi về cho người chú ở Jerusalem coi sóc.
Khi còn tuổi thiếu niên, cụ Arafat đã được sự cảm kích trong nước khi móc nối tới những vụ buôn lậu vũ khí về Palestine để người Arập chống lại Anh Quốc và Do Thái.
Trong khi còn là sinh viên theo học ngành kỹ sư tại Đại Học Cairo, Arafat đã rời bỏ Ai Cập để gia nhập chiến đấu chống Do Thái tại giải Gaza bây giờ. Arafat trở về lại Ai Cập để theo học hết ngành kỹ sư, và trọng tâm dồn nỗ lực cho các hoạt động của sinh viên Palestine phục quốc.
Khi tốt nghiệp kỹ sư, Arafat sang Kuwait vào năm 1958 và thành lập Phong Trào Dân Tộc có tên là Fatah, nhằm mục đích vũ trang chống lại Do Thái.
Rời Kuwai và bằt đầu tổ chức những cuộc đột kích vào Do Thái từ Jordan vào năm 1964, cùng năm mà Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) được thành hình qui tụ những nhóm Palestine khác nhau do Liên Đoàn Ả Rập thành lập.
Đến năm 1969, cụ trở thành chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Quân Palestine. Tổ chức Giải Phóng Quân bắt đầu những vụ không tặc cướp máy may vào năm 1970. Rồi đến năm 1972 cả thế giới kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử, 11 cầu thủ Do Thái trong lúc tham dự Thế Vận Hội tại Munich- Đức đã bị Giải Phóng Quân Palestine giết chết.
Giữa các quốc gia Ả Rập, cụ Arafat như một người đứng ngoài cuộc và hầu hết trọn cuộc đời cụ nuôi dưỡng đến hình ảnh của một chiến sĩ vô gia cư, chiến đấu cho cư dân mình. Vua Hussein của nước Jorfan đã trục xuất cụ Arafat vào năm 1970 vì sợ những vụ trả đũa với Tổ Chức Giải Phóng Quân tại Jordan. Cụ đã sống lưu vong tại miền Nam Lebanon trong những năm chiến tranh tương tàn với quân Do Thái vào năm 1982 và lại triệu tập tàn binh rút về Tunisia.
Trong một bài thuyết trình tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1988, mang khẩu súng lục bên người, tay cầm nhành ô liu, cụ Arafat đã lên án khủng bố và chấp nhận sự hiện hữu của Do Thái, cho tới 5 năm sau cụ đã ký hiệp định Oslo với Israel vào năm 1993, mở đường cho cụ trở về lãnh thổ Palestine vào 1/7/1994
Hầu như trọn cuộc đời chỉ biết chơi với súng đạn, con tim chẳng biết yêu, thế nhưng khi tuổi đã về chiều cụ mới cảm thấy cuộc đời có một cái gì trống vắng. Arafat đã âm thầm thành hôn với một người thư ký Suha Tawil kém ông 34 tuổi vào tháng 11/1991. Tawil sinh trưởng tại Balê Pháp và hầu như cuộc đời củabà đã sống tại Ba Lê nhiều hơn, thế nên các cộng sự viên thân cận với cụ Arafat không mấy ưa gì bà Suha Arafat. Bà đã theo đạo Hồi Giáo sau khi lập gia đình, cuộc thành hôn đã được giữ bí mật hơn 1 năm. Cụ Arafat có một người con gái 9 tuổi sinh tại Pháp vì bà Suhan nói rằng cuộc sống tại Giải Gaza mất vệ sinh.
Bà Suha Arafat, thường dành những ngày nghỉ trong mùa Giáng Sinh trở về Palestine, thế nhưng Bà đã trở về Balê sau cuộc nổi dậy của người Palestine chống Do Thái vào năm 2001, và bà đã không gặp mặt chồng trong hơn 3 năm qua. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, thì theo luật hiện hành của Pháp, bà Suhan Arafat là người có thẩm quyền để cho phép công bố cái chết của chồng bà.
Từ khi trở về cố hương vào năm 1994 sau 26 năm sống lưu vong, cụ Arafat đều tham dự thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Bethlem, cho tới khi quân Israel vây hãm không cho phép cụ rời Tổng Hành Dinh tại Ramallah cho đến ngày 29/10/2004, Do Thái mới cho phép cụ Arafat qua Pháp điều trị tại quân y viện trong những ngày cuối đời mà ước mơ hoài bão để lập quốc vẫn chưa thành hiện thực.
2. Liên hệ với Tòa Thánh- Gặp gỡ Đức Giáo Hoàng 12 lần.
Vào năm 2000, cụ Arafat và các viên chức Tòa Thánh đã ký một thoả ước hứa hẹn đến tự do tôn giáo và lương tâm trên vùng đất Palestine, dành sự bình đẳng cho cư dân tín hữu Kitô Palestine, theo dõi sự trừng phạt quốc tế đến chính thể lập pháp tại những nơi thánh, và bảo tồn những quyền đã được các giáo hội đòi hỏi trước đây.
Đức Gioan Phaolô II coi cụ Yasser Arafat là một vị lãnh tụ hợp pháp của cư dân Palestine và đã nghĩ đến cuộc phấn đấu gian khổ lâu dài cho tổ quốc người Palestine cần đáng được sự nâng đỡ tinh thần.
Chủ yếu cho những lý do này mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp kiến cụ Arafat 12 lần, mặc dầu với những lời lẽ chỉ trích nặng nề từ phía Israel và các lãnh tụ Do Thái và những nghi vấn từ nhiều người khác.
Sự gặp gỡ bao gồm đến chuyến thăm lịch sử đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng là chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tới Thánh Địa vào năm Thánh 2000. Trong dịp đó, cụ Arafat với vẻ mặt vui tươi đã choàng vào cổ Đức Giáo Hoàng huân chương để tuyên dương Đức Thánh Cha ủng hộ cho chính nghĩa của người Palestine.
Dưới sự lãnh đạo của cụ Arafat, Tòa Thánh Vatican đã mở mối liên hệ ngoại giao với Chính Quyền Dân Tộc Palestine, cùng đi song song tới những liên hệ ngoại giao với Israel. Trong năm Thánh 2000, Tòa Thánh Vatican đã ký một hiệp ước với chính quyền Palestine liên quan đến các quyền lời của giáo hội trên lãnh thổ Palestine.
Sự ra đi của cụ Arafat, Tòa Thánh muốn đảm bảo sao để người kế vị sẽ tôn trọng những hiệp ước này tiếp tục duy trì con đường đối thoại cở mở với cộng đồng Kitô Giáo thiểu số tại Thánh Địa.
Một giáo sĩ Vatican đã cho biết vào ngày 10/11 trước khi cụ Arafat qua đời: “Chúng tôi không có lý lẽ khách quan nào để lo ngại. Những ứng viên Palestine được nhiều người biết đến thường là những người ôn hòa, là những người đã tiếp xúc với Tòa Thánh”.
“Với tình hình căng thẳng hiện tại, nhưng cũng còn có một sự may rủi là thay vì có những người ôn hòa, thì có người quá khích cực đoan hơn sẽ nhảy vào. Thật tiếc thay, cho những ngày này những người bảo thủ đang hô hào to hơn”
“Chúng tôi hy vọng rằng, bởi vì tất cả chúng ta đã học từ lịch sử, cư dân Palestine đã chịu đựng đau khổ quá nhiều, sẽ biết tìm kiếm con đường chọn lựa đến một người lãnh đạo để có thể đưa họ thoát khỏi tình huống hiện tại”.
Trong một nghĩa đó, một giáo sĩ Vatican khác nói rằng, sự ra đi của cụ Arafat đánh dấu một bước ngoặc quan trong cho tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Trong những tuần lễ vừa qua, những giáo sĩ Vatican này đã bày tỏ sự tin tưởng là những cuộc thương thảo hòa bình sẽ tiến triển rất ít bao lâu mà sự lãnh đạo của Israel và Palestine vẫn còn giữ nguyên tình trạng cũ.
“Ít nhất là giờ đây sự việc đang biến chuyển. Vẫn còn phải xem có khấm khá hay tệ hại hơn nữa”.
Có lẽ so với hơn bất cứ người nào đã từng bước đến ngưỡng cửa triều yết Tòa Thánh Vatican trong những năm vừa qua, thì chỉ có Ararfat đã đem đến một sự cố liên hệ cộng đồng cho Đức Gioan Phaolô II.
Cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào năm 1982 đã khiến cho các nhóm Do Thái đưa là những lời chỉ trích nặng nề, mà họ coi vị lãnh tụ Palestine là một tên khủng bố.
Vào thời điểm đó, cụ Arafat đã nói buổi triều yết với Đức Thánh Cha “rất nồng ấm, rất quan trọng và là một buổi tiếp kiến lịch sử”.
Phản ứng trước lời tuyên bố của Cụ Arafat, Thủ Tướng Menachem Begin của Israel đã nói: “còn gì để mà nói nữa, ngoại trừ nói lên sự ghê tởm”.
Các lãnh đạo Do Thái tiếp tục chống đối khi Đức Giáo Hoàng gặp gỡ cụ Arafat một lần nữa vào năm 1988 và năm 1990. Trong cả hai dịp này, Đức Thánh Cha đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Palestine và Israel hãy khám phá những con đường mới cho hòa bình, khi Ngài nói rằng Palestine và Do Thái có quyền để có một xứ sở an ninh và bảo đảm.
Ngay từ lần đầu gặp gỡ với cụ Arafat, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng một giải pháp cho Palestine phải “loại trừ cậy dựa vào bạo lực trong mọi hình thức”.
Đặc biệt trong những năm gần đây, đã thấy một sự gia leo thang quân sự của Do Thái và những cuộc tấn công của khủng bố Palestine, các viên chức Tòa Thánh đã theo dõi một cách thất vọng khi cụ Arafat đã không thể kiềm chế hơn đước đối với những nhóm chiến đấu Palestine.
Một chuyên viên tại Vatican bày tỏ rằng “Cả hai phía, thực chất đã không có đủ người lãnh đạo sẵn sàng kêu gọi sự hy sinh cho dân tộc mình và dẫn đưa họ tiến bước”.
Trong những buổi tiếp kiến riêng, Tòa Thánh Vatican đã nói rõ ràng với những nhà lãnh đạo Palestine, là không có một phương thế nào cho hòa bình nếu họ không có thể kiềm chế thành phần chiến đấu của mình. Cùng lúc, Tòa Thánh thường lên án những hành động quân sự Do Thái nơi những lãnh thổ mà họ chiếm đóng.
Buổi gặp mặt cuối cùng của cụ Arafat với Đức Giáo Hoàng xảy ra vào hồi tháng Mười 2001, giữa lúc tình thế bạo động giữa Palestine và Do Thái đang gia tăng kể cả nhiều vụ Palestine đánh bom người.
Trong buổi gặp gỡ, cụ Arafat đã hôn tay Đức Giáo Hoàng và nói với Ngài cư dân Palestine chỉ muốn hòa bình và lên an mọi hình thức khủng bố. Đức Thánh Cha nói với cụ Arafat rằng mọi người phải từ bỏ vũ khi và trở về với cuộc thương thảo.
Hai tháng sau đó, quân đội Do Thái đã phá hủy trực thăng của cụ Arafat rồi đem chiến xa vây hãm chung quanh tổng hành dinh tại Ramallah, cụ đã bị quản chế như một tù nhân trong thời gian gần suốt 3 năm qua.
Về phần Tòa Thánh, Vatican lo ngại cho số phận của khoảng 40,000 tín hữu Kitô sống trên lãnh thổ Palestine. Bởi vì mặc dầu bản thảo hiến pháp Palestine đưa ra cho thành lập một quốc gia và họ cũng tuyên bố Hồi Giáo là một quốc giáo.
3. Viết thư cho lãnh tụ Sadam: Hãy để Đức Giáo Hoàng hành hương đến Iraq
Khi cụ Arafat chuẩn bị để đón Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến lãnh thổ Palestine trong chuyến hành hương Giáo Hoàng về Thánh Địa trong năm Thánh 2000, Arafat đã viết một lá thư cho Tổng Thống Iraq Saddam Hussein và cảnh giác đến ông hãy bỏ ý định từ chối chuyến viếng thăm Giáo Hoàng tới Iraq.
Linh Mục Roberto Tucci, một giáo sĩ Dòng Tên người đảm trách nhiệm vụ tổ chức các chuyến tông du Giáo Hoàng (được tôn phong lên Hồng Y Đoàn vào ngày 21/2/2001 cùng với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican vào hôm 11/11 vừa sau khi cụ Arafat qua đời tại Ba Lê.
Đức Hồng Y Tucci cho biết cụ Arafat và các lãnh đạo Do Thái đã tỏ ra một sự hợp tác thân thiện trong việc sửa soạn chuyến hành hương Thánh Địa của Đức Giáo Hoàng trong năm Thánh 2000. Tuy nhiên Đức Thánh Cha muốn khởi sự chuyến hành hương từ Iraq, dừng chân nơi các vùng đất của tổ phụ Abraham theo Kinh Thánh.
Nhưng tiếc thay chính quyền của Saddam đã tỏ ra không tha thiết gì để đón Đức Giáo Hoàng, vì sợ rằng một chuyến viếng thăm “tôn giáo” sẽ dấy lên sự sụp đổ về mặt chính trị. Thế rồi chính quyền Iraq từ chối và đưa lý do rằng vì thiếu an ninh.
Tuy nhiên theo những nguồn tin thân cận mà Đức Hồng Y Roberto Tucci biết được là cụ Arafat đã gởi một lá thư cho một mật viên để gặp Sađam và nói với lãnh tụ Iraq rằng ông sẽ phạm một khuyết điểm lớn khi từ chối Đức Giáo Hoàng. Cụ Arafat còn căn dặn thêm là Saddam đã hiểu lầm ý hướng của Đức Thánh Cha.
Cuối cùng, Saddam Hussein vẫn cố từ chối và buộc Tòa Thánh phải tổ chức cho Đức Giáo Hoàng chuyến hành hương tinh thần qua những buổi cầu nguyện, ca hát và chiếu hình ảnh tại Vatican, khi gợi nhớ lại những danh địa Kinh Thánh của tổ phụ Abraham.
Đức Hồng Y Tucci nói sự hợp tác cởi mở để Đức Giáo Hoàng được hành hương đến Thánh Đô đã làm cho Ngài nuôi hy vọng thực sự là hòa bình giữa hai bên Palestine và Do Thái sẽ xảy ra. Nhưng thật đáng tiếc thay, sau đó vài tháng cuộc nổi dậy của người Palestine lần thứ hai đã làm cho niềm hy vọng hòa bình trở thành như mây khói.
Đức Hồng Y Tucci nghĩ rằng cụ Arafat đã phạm một lỗi lầm lớn khi để cho cuộc nổi loại lần thứ hai xảy ra, nhất là khi “cụ đã không kiểm soát được thành phần khủng bố Palestine và có lẽ cụ sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó”.
Cuộc chiến tương tàn vẫn tiếp tục xảy ra, để rồi trong một sứ điệp Phục Sinh “gởi cho thành Roma và cho toàn thế giới” (Urbi et Orbi) vào ngày 11/4/2002, Đức Thánh Cha đã gởi đi sứ điệp với chủ đề “Đất Thánh, một cuộc tuyên chiến trên hòa bình”. Đức Giáo Hoàng đã nói “hãy hành động để hòa bình của Đức Giêsu để mang lại một sự chấm dứt những hung ác và giết chóc thảm thương liên tục làm đẫm máu đến Thánh Địa, đã chìm ngập một lần nữa vào sự tàn ác và tuyệt vọng trong những ngày này”.
4.Phản ứng trên thế giới
Đại diện của Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) làm việc bên cạnh Tòa Thánh, ông Afif Safieh đã nói những liên hệ ngoại giao tốt lành với Tòa Thánh mà Arafat đã thiết lập sẽ không thay đổi. Ông đã nói qua cuộc phỏng vấn từ Luân Đôn:
“Chủ tịch Arafat đã đánh giá đến những mối liên hệ với Tòa Thánh và với Đức Thánh Cha. Chủ tịch luôn luôn nhận mình là đại diện cho toàn thể người Palestine” kể cả người tín hữu Kitô.
Ông Safieh nói “Điều này sẽ được tiếp tục. Là người Palestine chúng tôi là những người quản thủ tất cả các sứ điệp tinh thần mà nó được xuất phát từ Palestine.
Ông nói cụ Arafat đã đặt những liên hệ giữa các chính quyền Phalestine và Tòa Thánh “đi đúng đường”.
Giờ đây “nó là bổn phận của chúng tôi để tiếp nói những liên hệ có đặc ân với Tò Thánh. Chúng tôi sẽ tuyên dương bản thỏa ước của chúng ta”.
Theo lời ông Safieh, Cụ Arafat “đã đánh giá rất nhiều đến những sự gặp gỡ riêng với đức Giáo Hoàng và ngay cả sau khi bị quan chế cụ Arafat “đã tiếp tục hỏi ý kiến với Đức Giáo Hoàng trong những lúc quyết định cho Trung Đông “.
Kinh Mục Justo Lacunza Balda, Giám Đốc Học Viện Nghiên Cứu Ả Rập và Hội Giáo tại Roma cho biết những hạn chế mà Israel áp đặt trên cụ Arafat “đã không giúp gì cho triển vọng hòa bình”.
Cái chết của nhà lãnh tụ Palestine “đánh dấu một sự đảo ngược trong lịch sử” bởi vì nó sẽ cho một cơ hội nổi lên một thế hệ mới “muốn sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Thế hệ mới tại Israel cũng đã chán ngấy với bạo động”.
Cha nói người tín hữu Kitô tại các lãnh thổ Palestine đã cảm thấy không được an ninh tiếp theo các vụ đánh bom tại các nhà thờ ở Iraq. 5 nhà thờ đã bị đặt bom vào tháng Tám, 5 vụ đặt bom vào tháng Mười, và đặt bom xe tại Baghdad vào ngày 8/11 đã làm thiệt hại 2 ngôi thánh đường Chính Thống và một thánh đưuờng Công Giáo.
Linh Mục Lacunza nói những vụ đánh bom tại Baghdad cho thấy đó là một dự án cả thể để tống khứ các thành phần thiểu số, bất luật đó là Kitô Giáo, Do Thánh Giáo hay Zoroastria. Đó là một tín hiệu cho thấy không muốn đến thành phần thiểu số. “Chúng tôi đặt vấn đề của các cộng đoàn thiểu số Kitô trong phạm vị toàn cõi Trung Đông”.
Sự đảm bảo tự do tôn giáo cho thành phần thiểu số tại bất cứ quốc gia nào “là trách nhiệm và là bổn phận của quốc gia, chư\ không phải riêng của giáo hội.
Mặc dầu cụ Arafat là người lãnh đạo sẽ được lịch sử ca tụng như một người “cứu căn tính của dân Palestine khỏi bị tuyệt giống” và là người “đã khởi xướng cho nền hòa bình dũng cảm”, thế nhưng những người khác gán cho cụ với những từ cay đắng hơn”.
Linh Mục Dòng Phan Sinh David Jaeger, một vị giáo luật, chuyên môn đến sự quan hệ tôn giáo tại Thánh Địa và là một quan sát viên tỉ mỉ đến chính trị và tôn giáo tại Thánh Địa và Trung Đông, Cha nói “Những gì chắc chắn và ước vọng góp phần vào uy tín của cụ là cụ tái vạch ra bản đồ cho những mục tiêu đến xứ sở Palestine một cách triệt để, bằng cách chấp nhận đến nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào năm 1947 công nhận đến sự thành lập quốc gia Do Thái.
Cha Jaeger cũng như bao tín hữu Kitô khác bày tỏ hy vọng rằng người kế vị cụ Arafat sẽ tiếp tục lòng khoan dung của cụ đối với tín hữu Kitô tại Thánh Địa.
“Chủ tịch Arafat đã dẫn đưa phong trào quốc gia là một tổ chức đời được bày tỏ theo sự cảm hứng nguyên thủy và những mục tiêu đã được nêu ra, và hy vọng rằng rồi đây nhân dân Palestine sẽ duy trì đức tin với mục tiêu của nền cộng hòa thế tục và vượt thắng được mọi cám dỗ để gán cho một quốc gia với thẩm quyền chính trị hay đặc tính Hồi Giáo”.
Một số phê bình nói rằng cụ Arafat đã đam mê đến hình ảnh hão huyền của những người chiến đấu cách mạng tự do, đã không bao giờ có thể thay đổi bộ quân phục từ một nhà lãnh đạo quân đội cách mạng để trở thành một chính khách thực sự.
Họ nói cụ dùng vai trò của cụ với tư cách chủ tịch Chính Quyền Nhân Dân Palestine để phóng túng đưa những công việc và dành những ưu đãi cho những người chí thân mà không thể theo thể thống cần thiết để điều hành một quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của cụ, Chính Quyền Quốc Gia Palestine đã hoành hành với những lời tố cáo đến sự tham nhũng tài chánh và quyền hành.
Các vị lãnh đạo giáo hội tại Jerusalem cho biết vị lãnh đạo Palestine Yasser Arafat đã ủng hộ đến những quyền lợi cho tín hữu Kitô tại thánh điạ trong vùng vốn thường bị ngược đãi, nhưng Tổ chức Liên Hiệp Chống Phỉ Báng (Do Thái) nói rằng di sản của Arafat “là một trong chủ nghĩa khủng bố và là sự lãnh đạo thất bại”.
“Linh Mục Shawki Baterian chưởng ấn tại Tòa Thượng Phụ La Tinh ở Giêrusalem nói: “Cụ luôn luôn cởi mở đến ý kiến chúng tôi. Ngay cả đến hiến pháp, cụ Arafat đã hỏi ý kiến chúng tôi và đã thành lập một ủy ban dành cho chúng tôi về vấn đề này.”
Mặc dầu bản dự thảo hiến pháp tuyên bố Hồi Giáo là quốc giáo. Cha Baterian nói thật là cần thiết để một vị lãnh đạo Palestine mới sẽ được bầu cử một cách dân chủ và đi theo con đường của cụ Arafat trong việc duy trì sự hiệp nhất giữa người Palestine kể cả các tín hữu Kitô.
Cụ Arafat cũng đã bổ nhiệm những cộng sự viên là những người Kitô hữu. Chủ tịch hội đồng Trung Đông về các Giáo Hội tại Jerusalem cho biết: “Arafat là chủ tịch cho cư dân Palestine, củng cố tương lai giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Không cần biết hôm nay ra sao, đó là sự hiểu lầm và chỉ nhất thời. Nó không thuộc về nền văn hóa của chúng tôi”.
Xananira nói mặc dầu những tranh giành quyền hành sẽ xảy ra sau cái chết của cụ Arafat vào ngày 11/11, ông không nghĩ là người Hồi Giáo quá khích sẽ lên nắm quyền hành.
“Thật là quan trọng để có một nhà lãnh đạo cứng rắn. Trong xã hội Do Thái cũng thế, tôi hay vọng sẽ có những nhà lãnh đạo sẽ đưa con người tới một tương lai tốt đẹp hơn”.
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân Kitô Giáo, ông George Sahhar bày tỏ thật là “một sự đau buồn lớn lao nhất giữa những người tín hữu Kitô tại Thánh Địa. Người này tốt với chúng tôi và đã làm một việc cả thể để che chở chúng tôi và khuôn viên thánh của chúng tôi. Đã có một tâm trạng e sợ những gì sẽ xảy ra sau khi cụ Arafat qua đời”.
Một số người Palestine nói cho dù ai sẽ được chọn lên làm người lãnh đạo, người ấy không được coi là quá thiên kiến tới Hoa Kỳ hay Israel, còn không thì người ấy sẽ không được đồng bào tin tưởng và tín nhiệm.
Tại Hoa Thịnh Đốn, Thổng Thống George W Bush đã gởi lời chia buồn tới cư dân Palestine, và Tổng Thống hy vọng tương lai sẽ “mang lại hoà bình và sự hòan thành nguyện ước cho một Palestine độc lập, dân chủ mà sống hòa bình với những nước láng giềng.”.
Tổng Thống Bush nói thêm: “Trong thời gian chuyển tiếp đang diễn ra trước mặt, chúng tôi khuyến khích tất cả mọi nước trong vùng và trên khắp thế giới hãy liên kết để giúp đạt được sự tiến triển đến những mục tiêu này và hướng tới mục đích hòa bình tối hậu.
Trong khi tại Nữu Ước, chủ tịch Abraham Foxman của Liên Hiệp Chống Phỉ Báng (Do Thái) tuyên bố rằng “Arafat đã đặt trọng tâm để tiêu diệt quốc gia Israel. Thật không nghi nghờ gì đến nhiều tán dương và tưởng nhớ tới những thành dạt của Arafat. Những tán dương như thế sẽ không nên và không thể nào thanh minh đến tránh nhiệm của Arafat đến các chết của hàng ngàn người Israel, người theo Do Thái Giáo, Palestine và những người khác, và suốt cuộc đời đam mê đến việc xử dụng chủ nghĩa khủng bố để đẩy mạng cho những mục đích chính trị”.
Tại Geneva, Hội Đồng các Giáo Hội Thế Giới nói rằng cụ Arafat sẽ được ghi nhớ như một người đã đoàn kết cư dân Palestine và thúc đẩy cho chính nghĩa lập quốc Palestine.
Thông tư của Hội Đồng viết: “Là một người lãnh đạo trên suốt hành trình đài, Yasser Arafat đã được công nhận đến công lý thật sự ôm ấp cho hòa bình, an ninh và niềm hy vọng cả đến hai cư dân Palestine và Israel”. Bản thông tư cũng ghi chú đến “Arafat thường nắm chắc để nhắc đến thánh đường cũng như đến nhà thờ Hồi Giáo như là những thể chế nồng cốt của đời sống trong xứ sở Palestine”.
5. Chết vẫn không yên hàn
Sau khi được tổ chức nghi lễ an táng tại nhà thờ Hồi Giáo trong căn cứ quân sự Ai Cập với sự tham dự của đại diện của các vị nguyên thủ, chính khách và đại diện của rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có đại diện của Tòa Thánh là Đức Thượng Phục Michel Sabat tại Jerusalem. Linh cửu của cụ Arafat đã được đưa lên chiếc trực thăng của không quân Ai Cập cùng một chiếc trực thăng hộ tống về Ramallah, Tây Ngạn.
Một làn khói đen mịt mù và mùi hơi đốt từ bánh xe hơi đã tỏa lên bầu trời tại khu Mugata nơi cụ Arafat đã bị sống quản thúc trong vòng ba năm qua.
Đoàn người Palestine đông như kiến đã đứng chật hết cả vùng nơi linh cửu cụ Arafat sẽ nằm vĩnh viễn xuống lòng đất.
Đông đến nỗi mà có người phải thốt lên “Chưa từng bao giờ thấy xảy ra như vậy vì cụ Arafat thuộc về nhân dân. Nhiều người tham dự mặc áo đen để tang và khoác khăn kaffiyehs trên vai hay cột trên trán, có người mang biểu ngữ, có người mang lá cờ. Nhiều nhóm che mặt, mang vũ khí đi tuần hành xung quanh khuôn viên. Tại một góc ở Mugata, phong trào du kích Hồi Giáo Hamas mang một tấm vải lớn mang hình cụ Arafat.
Do Thái dã cho phép tất cả dân Palestine tại Tây Ngạn, cũng như người Do Thái đi vào vùng Ramallah tham dự lễ hạ huyệt. Tuy nhiên tất cả phải đi bằng xe buýt, có khoảng 140 xe buýt luân phiên liên tục đi đến Ramallah từ vùng Tây Ngạn, khoảng 100 xe buýt đế từ miền Tây Jerusalem và khoảng 20 chiếc xe buýt đi đến từ giải Gaza.
Bầu khí ồn ào, xao động, tiếng hò hét hòa lẫn tiếng khóc nức nở khắp nơi khi họ nhìn thấy chiếc trực thăng chở linh cửu cụ Arafat vừa xuất hiện trên bầu trời khoảng 2 g 15 chiều. Đoàn người bắt đầu hô to lên tên của cụ “Arafat … Arafat … Arafat ….”. Khi trực thăng đã đáp xuống, những vệ binh phải bắn súng chỉ thiên để ngăn cản đoàn người xô lấn muốn tiến tới để đụng vào cỗ quan tài. Những tiếng súng liên thanh vẫn còn nghe tiếp tục bắn chỉ thiên cho đến khi màn trời đêm kéo xuống. Cửa trực thăng vẫn không dám mở ra vì đoàn người vây chặt chung quanh trực thăng, cho đến mãi 25 phút sau linh cữu mới được đưa ra khỏi trực thăng.
Bởi vì tình hình an ninh và quá nhiều người Palestine xô lấn muốn chạm đến quan tài, nên cổ quan được đem đi chôn ngay. Các giáo sĩ Hồi giáo đã đọc kinh cầu nguyện sau khi cổ quan được từ từ hạ xuống huyệt. Người Palestine nói đây chỉ là ngôi mộ tạm thời cho cho tới khi họ có thể dời cụ về chôn tại Jerusalem ở nhà thờ Hồi Giáo al-Aqsa theo như ước muốn của cụ Arafat.
Khi đêm về và khuôn viên Muqata trống vắng, những người lính canh vẫn tiếp tục cầu nguyện, nhiều người khóc chảy nước mắt. Rồi họ nổ súng chỉ thiên, thoạt đầu chỉ coi như là để kiềm chế an ninh, nhưng những người lính canh khác đã tham gia cũng bắt chỉ thiên cho đến hồi súng nổ liên hồi như pháo nổ.
Dân Palestine có người vẫn không đồng ý đến những công việc cụ Arafat đã làm nhưng ai cũng đến đây để nghiêng mình chào vĩnh biệt cụ, vì họ kính trọng cụ và tôn cụ là người đại diện cho căn tính và tình dân tộc Palestine.
6. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Các Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng cái chết của nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat là một thời cơ cho Hoa Kỳ để giúp đẩy mạnh thiến trình hòa bình giữa cư dân Israel và Palestine.
Trong các thông tư riêng được truyền đi, Đức Giám Mục Wilton D. Gregory tại Belleville, Ill., nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và đức Giám Mục John H. Ricard tại Pensacola-Tallahassee, Flạ, chủ tịch ủy ban chính sách quốc tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bày tỏ tình liên đới với dân tộc tại Trung Đông và kêu gọi tái canh tân sự lãnh đạo của Hoa Kỳ cho hòa bình trong vùng.
Đức Giám Mục Gregory nói các Giám Mục Hoa Kỳ sợ rằng nếu không có sự can dự mạnh mẽ của Hoa Kỳ thì e rằng “thời điểm này sẽ bị đánh mất và trong vùng sẽ tiếp tục bị sâu xé bởi những cuộc bạo động, trả thù, chiếm đóng và tuyệt vọng vốn đã làm vỡ mộng đi nhiềm hy vọng và tiêu diệt đời sống của cả hai dân tộc Israel và Palestine”.
Trong lá thư gởi cho tổng thống Bush vào ngày 11/11, Đức Cha Gregory yêu cầu đến Hoa Kỳ cư xử xứng đáng đến những cam kết cho hòa bình tại Thánh Địa.
Đức Cha cũng nói với tổng thống rằng giáo hội sẵn sàng trợ giúp cho tiến trình hòa bình bằng mọi cách nếu có thể được. Ngài nói ủy ban Khởi Xướng Lãnh Đạo Liên Tôn Toàn Quốc cho Hòa Bình được các nhà lãnh đạo Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo thành lập vào năm 2003 đang hoạt động dấn thân cho “một nền hòa bình công chính đối với sự tranh chấp tại vùng đất mà tất cả chúng ta gọi là đất thánh”.
Đức Giám Mục Gregory cũng gởi cho tổng thống Bush bản tài liệu đính kèm “Những Bước Khẩn Thiết cho Hòa Bình” của ủy ban khởi xướng.
Đức Giám Mục Ricard đã gởi đi một thông tư vào ngày 12/11 nói đến niềm hy vọng rằng cái chết của cụ Arafat sẽ không “thêm dầu tiếp tục cho những cuộc bạo động và trả đũa”.
“Chúng tôi cầu nguyện sự mất mát cho cư dân Palestine sẽ làm họ can đảm ấp ủ đến những cơ hội cho sự phục hồi dân chủ và duy trì sự cam kết cho hòa bình và công lý”.
Trong khi bày tỏ tình liên đới với dân tộc Israel và Palestine, Đức Cha Ricard nói giáo hội Hoa Kỳ đã dấn thân cho một “nền hòa bình công lý được xây dựng trên hai nền tảng song đôi của hai dân tộc sống còn cho cư dân Palestine và nền an ninh cho dân tộc Israel”.
“Là con người có đức tin, chúng tôi tin rằng sự chết không có một tiếng nói cuối cùng. Chúng tôi cầu nguyện cho thời gian chuyển tiếp này qua cái chết của lãnh tụ Arafat sẽ dẫn đến một đời sống mới cho dân tộc của cụ và cho tiến trình tiến tới hòa bình và công lý cho dân tộc Palestine, Israel và tất cả những ai sống trong vùng đất mà chúng ta gọi là đất thánh”.
Điện văn của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đi sau khi cái chết nhà lãnh tụ Arafat được chính thức công bố tại quân y viện Balê vào hôm thứ Năm 11/11.
Đức Thánh Cha đã cầu nguyện để cư dân Israel và Palestine sớm “được sống hòa giải với nhau như những quốc gia độc lập và có chủ quyền”.
Điện văn đã được Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết dưới sự ủy quyền của Đức Thánh Cha và gửi cho Chủ Tịch Hội Đồng Lập Pháp Palestine, Rawhi Fattuh.
Đức Hồng Y Sodano viết “Tôi chân thành liên kết với những lời chia buồn của Đức Thánh Cha”.
Trước đó, phát ngôn viên Tòa Thánh, ông Joaquin Navarro-Valls đã nói trong một thông tư rằng Arafat “là một lãnh tụ có sức lôi cuốn quần chúng mãnh liệt, ông thương mến cư dân của ông và là người tìm kiến để hướng dẫn họ tiến tới một sự độc lập cho tổ quốc”.
“Chủ tịch Arafat đã đánh giá đến những mối liên hệ của ông với Tòa Thánh và với Đức Thánh Cha.”
“Xin Thiên Chúa với lòng thương xót của Người, đón nhận linh hồn một người rạng danh qua đời, và mang lại hòa bình cho Thánh Địa với những quốc gia độc lập và có chủ quyền, hòan toàn được hòa giải với nhau”.
Đức Thượng Phụ Công Giáo La Tinh Michel Sabbah tại Yêrusalem đại diệnTòa Thánh dẫn phái đoàn đến tham dự lễ an táng tại Cairo, Ai Cập vào ngày thứ Sáu 12/11. Ngài đã đến Cairo bằng đường bộ. Trong phái đoàn còn có Đức Ông Dennis Kuruppassery, giáo sĩ trong Tòa Khâm Sứ tại Cairo và Linh Mục Camillo Ballin, linh mục Thừa Sai Dòng Comboni tại Ai Cập. Phái đoàn Kitô giáo cũng trở về để tham dự lễ nghi chôn cất tại Ramallah- Tây Ngạn.
1. Từ du kích bụi đời đến nhà lãnh tụ vô tổ quốc.
Mặc dầu được giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1994, nhưng cụ Arafat đã không hoàn toàn tẩy trừ đi được hình ảnh của cụ về khủng bổ và ủng hộ cho các cuộc bạo động.
Là một người Hồi giáo, Arafat đã được đại đa số cư dân tín hữu Kitô Palestine ủng hộ và biết đến tầm quan trọng duy trì những mối liên hệ tốt lành giữa Kitô Giáo và Hội Giáo. Cụ thường tiếp kiến gặp gỡ các phái đoàn Giám Mục nước ngoài và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo trong vùng.
Cụ Arafat, 75 tuổi đã qua đời tại quân y viện Ba Lê tại Pháp vào ngày 11/11 sau khi trải qua cơn hôn mê hơn một tuần. Nguyên nhân cái chết của cụ Arafat không được công bố và nhiều người vẫn cho là một cái chết đầy bí ẩn.
Cụ Arafat cùng lãnh chung giải Nobel Hòa Bình 1994 với Thủ Tướng Do Thái Yitzhak Rabin và Bộ Trưởng Ngoại Giáo Do Thái Shimon Peres. Thủ tướng Do Thái sau này đã bị người Do Thái bảo thủ ám sát.
Ông bố của cụ Arafat là một thương gia giàu có Palestine gốc Ai Cập, đã mang gia đình từ Palestine lúc bấy giờ còn là thuộc địa của Anh Quốc sang Ai Cập vào cuối thập niên 1920. Cụ Yasser Arafat sinh ngày 24/8/1924 tại Cairo với một tên rất dài Abdel-Rahman Abdel Raouf Arafat al-Wudwa al-Husseini.
Arafat mồ côi mẹ khi lên 5 tuổi, dành trọn tuổi thanh xuân và những năm theo học tại Cairo, ngoại trừ 4 năm sau khi người Mẹ qua đời cụ được gởi về cho người chú ở Jerusalem coi sóc.
Khi còn tuổi thiếu niên, cụ Arafat đã được sự cảm kích trong nước khi móc nối tới những vụ buôn lậu vũ khí về Palestine để người Arập chống lại Anh Quốc và Do Thái.
Trong khi còn là sinh viên theo học ngành kỹ sư tại Đại Học Cairo, Arafat đã rời bỏ Ai Cập để gia nhập chiến đấu chống Do Thái tại giải Gaza bây giờ. Arafat trở về lại Ai Cập để theo học hết ngành kỹ sư, và trọng tâm dồn nỗ lực cho các hoạt động của sinh viên Palestine phục quốc.
Khi tốt nghiệp kỹ sư, Arafat sang Kuwait vào năm 1958 và thành lập Phong Trào Dân Tộc có tên là Fatah, nhằm mục đích vũ trang chống lại Do Thái.
Rời Kuwai và bằt đầu tổ chức những cuộc đột kích vào Do Thái từ Jordan vào năm 1964, cùng năm mà Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) được thành hình qui tụ những nhóm Palestine khác nhau do Liên Đoàn Ả Rập thành lập.
Đến năm 1969, cụ trở thành chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Quân Palestine. Tổ chức Giải Phóng Quân bắt đầu những vụ không tặc cướp máy may vào năm 1970. Rồi đến năm 1972 cả thế giới kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử, 11 cầu thủ Do Thái trong lúc tham dự Thế Vận Hội tại Munich- Đức đã bị Giải Phóng Quân Palestine giết chết.
Giữa các quốc gia Ả Rập, cụ Arafat như một người đứng ngoài cuộc và hầu hết trọn cuộc đời cụ nuôi dưỡng đến hình ảnh của một chiến sĩ vô gia cư, chiến đấu cho cư dân mình. Vua Hussein của nước Jorfan đã trục xuất cụ Arafat vào năm 1970 vì sợ những vụ trả đũa với Tổ Chức Giải Phóng Quân tại Jordan. Cụ đã sống lưu vong tại miền Nam Lebanon trong những năm chiến tranh tương tàn với quân Do Thái vào năm 1982 và lại triệu tập tàn binh rút về Tunisia.
Trong một bài thuyết trình tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1988, mang khẩu súng lục bên người, tay cầm nhành ô liu, cụ Arafat đã lên án khủng bố và chấp nhận sự hiện hữu của Do Thái, cho tới 5 năm sau cụ đã ký hiệp định Oslo với Israel vào năm 1993, mở đường cho cụ trở về lãnh thổ Palestine vào 1/7/1994
Hầu như trọn cuộc đời chỉ biết chơi với súng đạn, con tim chẳng biết yêu, thế nhưng khi tuổi đã về chiều cụ mới cảm thấy cuộc đời có một cái gì trống vắng. Arafat đã âm thầm thành hôn với một người thư ký Suha Tawil kém ông 34 tuổi vào tháng 11/1991. Tawil sinh trưởng tại Balê Pháp và hầu như cuộc đời củabà đã sống tại Ba Lê nhiều hơn, thế nên các cộng sự viên thân cận với cụ Arafat không mấy ưa gì bà Suha Arafat. Bà đã theo đạo Hồi Giáo sau khi lập gia đình, cuộc thành hôn đã được giữ bí mật hơn 1 năm. Cụ Arafat có một người con gái 9 tuổi sinh tại Pháp vì bà Suhan nói rằng cuộc sống tại Giải Gaza mất vệ sinh.
Bà Suha Arafat, thường dành những ngày nghỉ trong mùa Giáng Sinh trở về Palestine, thế nhưng Bà đã trở về Balê sau cuộc nổi dậy của người Palestine chống Do Thái vào năm 2001, và bà đã không gặp mặt chồng trong hơn 3 năm qua. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, thì theo luật hiện hành của Pháp, bà Suhan Arafat là người có thẩm quyền để cho phép công bố cái chết của chồng bà.
Từ khi trở về cố hương vào năm 1994 sau 26 năm sống lưu vong, cụ Arafat đều tham dự thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Bethlem, cho tới khi quân Israel vây hãm không cho phép cụ rời Tổng Hành Dinh tại Ramallah cho đến ngày 29/10/2004, Do Thái mới cho phép cụ Arafat qua Pháp điều trị tại quân y viện trong những ngày cuối đời mà ước mơ hoài bão để lập quốc vẫn chưa thành hiện thực.
2. Liên hệ với Tòa Thánh- Gặp gỡ Đức Giáo Hoàng 12 lần.
Vào năm 2000, cụ Arafat và các viên chức Tòa Thánh đã ký một thoả ước hứa hẹn đến tự do tôn giáo và lương tâm trên vùng đất Palestine, dành sự bình đẳng cho cư dân tín hữu Kitô Palestine, theo dõi sự trừng phạt quốc tế đến chính thể lập pháp tại những nơi thánh, và bảo tồn những quyền đã được các giáo hội đòi hỏi trước đây.
Đức Gioan Phaolô II coi cụ Yasser Arafat là một vị lãnh tụ hợp pháp của cư dân Palestine và đã nghĩ đến cuộc phấn đấu gian khổ lâu dài cho tổ quốc người Palestine cần đáng được sự nâng đỡ tinh thần.
Chủ yếu cho những lý do này mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp kiến cụ Arafat 12 lần, mặc dầu với những lời lẽ chỉ trích nặng nề từ phía Israel và các lãnh tụ Do Thái và những nghi vấn từ nhiều người khác.
Sự gặp gỡ bao gồm đến chuyến thăm lịch sử đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng là chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tới Thánh Địa vào năm Thánh 2000. Trong dịp đó, cụ Arafat với vẻ mặt vui tươi đã choàng vào cổ Đức Giáo Hoàng huân chương để tuyên dương Đức Thánh Cha ủng hộ cho chính nghĩa của người Palestine.
Dưới sự lãnh đạo của cụ Arafat, Tòa Thánh Vatican đã mở mối liên hệ ngoại giao với Chính Quyền Dân Tộc Palestine, cùng đi song song tới những liên hệ ngoại giao với Israel. Trong năm Thánh 2000, Tòa Thánh Vatican đã ký một hiệp ước với chính quyền Palestine liên quan đến các quyền lời của giáo hội trên lãnh thổ Palestine.
Sự ra đi của cụ Arafat, Tòa Thánh muốn đảm bảo sao để người kế vị sẽ tôn trọng những hiệp ước này tiếp tục duy trì con đường đối thoại cở mở với cộng đồng Kitô Giáo thiểu số tại Thánh Địa.
Một giáo sĩ Vatican đã cho biết vào ngày 10/11 trước khi cụ Arafat qua đời: “Chúng tôi không có lý lẽ khách quan nào để lo ngại. Những ứng viên Palestine được nhiều người biết đến thường là những người ôn hòa, là những người đã tiếp xúc với Tòa Thánh”.
“Với tình hình căng thẳng hiện tại, nhưng cũng còn có một sự may rủi là thay vì có những người ôn hòa, thì có người quá khích cực đoan hơn sẽ nhảy vào. Thật tiếc thay, cho những ngày này những người bảo thủ đang hô hào to hơn”
“Chúng tôi hy vọng rằng, bởi vì tất cả chúng ta đã học từ lịch sử, cư dân Palestine đã chịu đựng đau khổ quá nhiều, sẽ biết tìm kiếm con đường chọn lựa đến một người lãnh đạo để có thể đưa họ thoát khỏi tình huống hiện tại”.
Trong một nghĩa đó, một giáo sĩ Vatican khác nói rằng, sự ra đi của cụ Arafat đánh dấu một bước ngoặc quan trong cho tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Trong những tuần lễ vừa qua, những giáo sĩ Vatican này đã bày tỏ sự tin tưởng là những cuộc thương thảo hòa bình sẽ tiến triển rất ít bao lâu mà sự lãnh đạo của Israel và Palestine vẫn còn giữ nguyên tình trạng cũ.
“Ít nhất là giờ đây sự việc đang biến chuyển. Vẫn còn phải xem có khấm khá hay tệ hại hơn nữa”.
Có lẽ so với hơn bất cứ người nào đã từng bước đến ngưỡng cửa triều yết Tòa Thánh Vatican trong những năm vừa qua, thì chỉ có Ararfat đã đem đến một sự cố liên hệ cộng đồng cho Đức Gioan Phaolô II.
Cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào năm 1982 đã khiến cho các nhóm Do Thái đưa là những lời chỉ trích nặng nề, mà họ coi vị lãnh tụ Palestine là một tên khủng bố.
Vào thời điểm đó, cụ Arafat đã nói buổi triều yết với Đức Thánh Cha “rất nồng ấm, rất quan trọng và là một buổi tiếp kiến lịch sử”.
Phản ứng trước lời tuyên bố của Cụ Arafat, Thủ Tướng Menachem Begin của Israel đã nói: “còn gì để mà nói nữa, ngoại trừ nói lên sự ghê tởm”.
Các lãnh đạo Do Thái tiếp tục chống đối khi Đức Giáo Hoàng gặp gỡ cụ Arafat một lần nữa vào năm 1988 và năm 1990. Trong cả hai dịp này, Đức Thánh Cha đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Palestine và Israel hãy khám phá những con đường mới cho hòa bình, khi Ngài nói rằng Palestine và Do Thái có quyền để có một xứ sở an ninh và bảo đảm.
Ngay từ lần đầu gặp gỡ với cụ Arafat, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng một giải pháp cho Palestine phải “loại trừ cậy dựa vào bạo lực trong mọi hình thức”.
Đặc biệt trong những năm gần đây, đã thấy một sự gia leo thang quân sự của Do Thái và những cuộc tấn công của khủng bố Palestine, các viên chức Tòa Thánh đã theo dõi một cách thất vọng khi cụ Arafat đã không thể kiềm chế hơn đước đối với những nhóm chiến đấu Palestine.
Một chuyên viên tại Vatican bày tỏ rằng “Cả hai phía, thực chất đã không có đủ người lãnh đạo sẵn sàng kêu gọi sự hy sinh cho dân tộc mình và dẫn đưa họ tiến bước”.
Trong những buổi tiếp kiến riêng, Tòa Thánh Vatican đã nói rõ ràng với những nhà lãnh đạo Palestine, là không có một phương thế nào cho hòa bình nếu họ không có thể kiềm chế thành phần chiến đấu của mình. Cùng lúc, Tòa Thánh thường lên án những hành động quân sự Do Thái nơi những lãnh thổ mà họ chiếm đóng.
Buổi gặp mặt cuối cùng của cụ Arafat với Đức Giáo Hoàng xảy ra vào hồi tháng Mười 2001, giữa lúc tình thế bạo động giữa Palestine và Do Thái đang gia tăng kể cả nhiều vụ Palestine đánh bom người.
Trong buổi gặp gỡ, cụ Arafat đã hôn tay Đức Giáo Hoàng và nói với Ngài cư dân Palestine chỉ muốn hòa bình và lên an mọi hình thức khủng bố. Đức Thánh Cha nói với cụ Arafat rằng mọi người phải từ bỏ vũ khi và trở về với cuộc thương thảo.
Hai tháng sau đó, quân đội Do Thái đã phá hủy trực thăng của cụ Arafat rồi đem chiến xa vây hãm chung quanh tổng hành dinh tại Ramallah, cụ đã bị quản chế như một tù nhân trong thời gian gần suốt 3 năm qua.
Về phần Tòa Thánh, Vatican lo ngại cho số phận của khoảng 40,000 tín hữu Kitô sống trên lãnh thổ Palestine. Bởi vì mặc dầu bản thảo hiến pháp Palestine đưa ra cho thành lập một quốc gia và họ cũng tuyên bố Hồi Giáo là một quốc giáo.
3. Viết thư cho lãnh tụ Sadam: Hãy để Đức Giáo Hoàng hành hương đến Iraq
Khi cụ Arafat chuẩn bị để đón Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến lãnh thổ Palestine trong chuyến hành hương Giáo Hoàng về Thánh Địa trong năm Thánh 2000, Arafat đã viết một lá thư cho Tổng Thống Iraq Saddam Hussein và cảnh giác đến ông hãy bỏ ý định từ chối chuyến viếng thăm Giáo Hoàng tới Iraq.
Linh Mục Roberto Tucci, một giáo sĩ Dòng Tên người đảm trách nhiệm vụ tổ chức các chuyến tông du Giáo Hoàng (được tôn phong lên Hồng Y Đoàn vào ngày 21/2/2001 cùng với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican vào hôm 11/11 vừa sau khi cụ Arafat qua đời tại Ba Lê.
Đức Hồng Y Tucci cho biết cụ Arafat và các lãnh đạo Do Thái đã tỏ ra một sự hợp tác thân thiện trong việc sửa soạn chuyến hành hương Thánh Địa của Đức Giáo Hoàng trong năm Thánh 2000. Tuy nhiên Đức Thánh Cha muốn khởi sự chuyến hành hương từ Iraq, dừng chân nơi các vùng đất của tổ phụ Abraham theo Kinh Thánh.
Nhưng tiếc thay chính quyền của Saddam đã tỏ ra không tha thiết gì để đón Đức Giáo Hoàng, vì sợ rằng một chuyến viếng thăm “tôn giáo” sẽ dấy lên sự sụp đổ về mặt chính trị. Thế rồi chính quyền Iraq từ chối và đưa lý do rằng vì thiếu an ninh.
Tuy nhiên theo những nguồn tin thân cận mà Đức Hồng Y Roberto Tucci biết được là cụ Arafat đã gởi một lá thư cho một mật viên để gặp Sađam và nói với lãnh tụ Iraq rằng ông sẽ phạm một khuyết điểm lớn khi từ chối Đức Giáo Hoàng. Cụ Arafat còn căn dặn thêm là Saddam đã hiểu lầm ý hướng của Đức Thánh Cha.
Cuối cùng, Saddam Hussein vẫn cố từ chối và buộc Tòa Thánh phải tổ chức cho Đức Giáo Hoàng chuyến hành hương tinh thần qua những buổi cầu nguyện, ca hát và chiếu hình ảnh tại Vatican, khi gợi nhớ lại những danh địa Kinh Thánh của tổ phụ Abraham.
Đức Hồng Y Tucci nói sự hợp tác cởi mở để Đức Giáo Hoàng được hành hương đến Thánh Đô đã làm cho Ngài nuôi hy vọng thực sự là hòa bình giữa hai bên Palestine và Do Thái sẽ xảy ra. Nhưng thật đáng tiếc thay, sau đó vài tháng cuộc nổi dậy của người Palestine lần thứ hai đã làm cho niềm hy vọng hòa bình trở thành như mây khói.
Đức Hồng Y Tucci nghĩ rằng cụ Arafat đã phạm một lỗi lầm lớn khi để cho cuộc nổi loại lần thứ hai xảy ra, nhất là khi “cụ đã không kiểm soát được thành phần khủng bố Palestine và có lẽ cụ sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó”.
Cuộc chiến tương tàn vẫn tiếp tục xảy ra, để rồi trong một sứ điệp Phục Sinh “gởi cho thành Roma và cho toàn thế giới” (Urbi et Orbi) vào ngày 11/4/2002, Đức Thánh Cha đã gởi đi sứ điệp với chủ đề “Đất Thánh, một cuộc tuyên chiến trên hòa bình”. Đức Giáo Hoàng đã nói “hãy hành động để hòa bình của Đức Giêsu để mang lại một sự chấm dứt những hung ác và giết chóc thảm thương liên tục làm đẫm máu đến Thánh Địa, đã chìm ngập một lần nữa vào sự tàn ác và tuyệt vọng trong những ngày này”.
4.Phản ứng trên thế giới
Đại diện của Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) làm việc bên cạnh Tòa Thánh, ông Afif Safieh đã nói những liên hệ ngoại giao tốt lành với Tòa Thánh mà Arafat đã thiết lập sẽ không thay đổi. Ông đã nói qua cuộc phỏng vấn từ Luân Đôn:
“Chủ tịch Arafat đã đánh giá đến những mối liên hệ với Tòa Thánh và với Đức Thánh Cha. Chủ tịch luôn luôn nhận mình là đại diện cho toàn thể người Palestine” kể cả người tín hữu Kitô.
Ông Safieh nói “Điều này sẽ được tiếp tục. Là người Palestine chúng tôi là những người quản thủ tất cả các sứ điệp tinh thần mà nó được xuất phát từ Palestine.
Ông nói cụ Arafat đã đặt những liên hệ giữa các chính quyền Phalestine và Tòa Thánh “đi đúng đường”.
Giờ đây “nó là bổn phận của chúng tôi để tiếp nói những liên hệ có đặc ân với Tò Thánh. Chúng tôi sẽ tuyên dương bản thỏa ước của chúng ta”.
Theo lời ông Safieh, Cụ Arafat “đã đánh giá rất nhiều đến những sự gặp gỡ riêng với đức Giáo Hoàng và ngay cả sau khi bị quan chế cụ Arafat “đã tiếp tục hỏi ý kiến với Đức Giáo Hoàng trong những lúc quyết định cho Trung Đông “.
Kinh Mục Justo Lacunza Balda, Giám Đốc Học Viện Nghiên Cứu Ả Rập và Hội Giáo tại Roma cho biết những hạn chế mà Israel áp đặt trên cụ Arafat “đã không giúp gì cho triển vọng hòa bình”.
Cái chết của nhà lãnh tụ Palestine “đánh dấu một sự đảo ngược trong lịch sử” bởi vì nó sẽ cho một cơ hội nổi lên một thế hệ mới “muốn sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Thế hệ mới tại Israel cũng đã chán ngấy với bạo động”.
Cha nói người tín hữu Kitô tại các lãnh thổ Palestine đã cảm thấy không được an ninh tiếp theo các vụ đánh bom tại các nhà thờ ở Iraq. 5 nhà thờ đã bị đặt bom vào tháng Tám, 5 vụ đặt bom vào tháng Mười, và đặt bom xe tại Baghdad vào ngày 8/11 đã làm thiệt hại 2 ngôi thánh đường Chính Thống và một thánh đưuờng Công Giáo.
Linh Mục Lacunza nói những vụ đánh bom tại Baghdad cho thấy đó là một dự án cả thể để tống khứ các thành phần thiểu số, bất luật đó là Kitô Giáo, Do Thánh Giáo hay Zoroastria. Đó là một tín hiệu cho thấy không muốn đến thành phần thiểu số. “Chúng tôi đặt vấn đề của các cộng đoàn thiểu số Kitô trong phạm vị toàn cõi Trung Đông”.
Sự đảm bảo tự do tôn giáo cho thành phần thiểu số tại bất cứ quốc gia nào “là trách nhiệm và là bổn phận của quốc gia, chư\ không phải riêng của giáo hội.
Mặc dầu cụ Arafat là người lãnh đạo sẽ được lịch sử ca tụng như một người “cứu căn tính của dân Palestine khỏi bị tuyệt giống” và là người “đã khởi xướng cho nền hòa bình dũng cảm”, thế nhưng những người khác gán cho cụ với những từ cay đắng hơn”.
Linh Mục Dòng Phan Sinh David Jaeger, một vị giáo luật, chuyên môn đến sự quan hệ tôn giáo tại Thánh Địa và là một quan sát viên tỉ mỉ đến chính trị và tôn giáo tại Thánh Địa và Trung Đông, Cha nói “Những gì chắc chắn và ước vọng góp phần vào uy tín của cụ là cụ tái vạch ra bản đồ cho những mục tiêu đến xứ sở Palestine một cách triệt để, bằng cách chấp nhận đến nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào năm 1947 công nhận đến sự thành lập quốc gia Do Thái.
Cha Jaeger cũng như bao tín hữu Kitô khác bày tỏ hy vọng rằng người kế vị cụ Arafat sẽ tiếp tục lòng khoan dung của cụ đối với tín hữu Kitô tại Thánh Địa.
“Chủ tịch Arafat đã dẫn đưa phong trào quốc gia là một tổ chức đời được bày tỏ theo sự cảm hứng nguyên thủy và những mục tiêu đã được nêu ra, và hy vọng rằng rồi đây nhân dân Palestine sẽ duy trì đức tin với mục tiêu của nền cộng hòa thế tục và vượt thắng được mọi cám dỗ để gán cho một quốc gia với thẩm quyền chính trị hay đặc tính Hồi Giáo”.
Một số phê bình nói rằng cụ Arafat đã đam mê đến hình ảnh hão huyền của những người chiến đấu cách mạng tự do, đã không bao giờ có thể thay đổi bộ quân phục từ một nhà lãnh đạo quân đội cách mạng để trở thành một chính khách thực sự.
Họ nói cụ dùng vai trò của cụ với tư cách chủ tịch Chính Quyền Nhân Dân Palestine để phóng túng đưa những công việc và dành những ưu đãi cho những người chí thân mà không thể theo thể thống cần thiết để điều hành một quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của cụ, Chính Quyền Quốc Gia Palestine đã hoành hành với những lời tố cáo đến sự tham nhũng tài chánh và quyền hành.
Các vị lãnh đạo giáo hội tại Jerusalem cho biết vị lãnh đạo Palestine Yasser Arafat đã ủng hộ đến những quyền lợi cho tín hữu Kitô tại thánh điạ trong vùng vốn thường bị ngược đãi, nhưng Tổ chức Liên Hiệp Chống Phỉ Báng (Do Thái) nói rằng di sản của Arafat “là một trong chủ nghĩa khủng bố và là sự lãnh đạo thất bại”.
“Linh Mục Shawki Baterian chưởng ấn tại Tòa Thượng Phụ La Tinh ở Giêrusalem nói: “Cụ luôn luôn cởi mở đến ý kiến chúng tôi. Ngay cả đến hiến pháp, cụ Arafat đã hỏi ý kiến chúng tôi và đã thành lập một ủy ban dành cho chúng tôi về vấn đề này.”
Mặc dầu bản dự thảo hiến pháp tuyên bố Hồi Giáo là quốc giáo. Cha Baterian nói thật là cần thiết để một vị lãnh đạo Palestine mới sẽ được bầu cử một cách dân chủ và đi theo con đường của cụ Arafat trong việc duy trì sự hiệp nhất giữa người Palestine kể cả các tín hữu Kitô.
Cụ Arafat cũng đã bổ nhiệm những cộng sự viên là những người Kitô hữu. Chủ tịch hội đồng Trung Đông về các Giáo Hội tại Jerusalem cho biết: “Arafat là chủ tịch cho cư dân Palestine, củng cố tương lai giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Không cần biết hôm nay ra sao, đó là sự hiểu lầm và chỉ nhất thời. Nó không thuộc về nền văn hóa của chúng tôi”.
Xananira nói mặc dầu những tranh giành quyền hành sẽ xảy ra sau cái chết của cụ Arafat vào ngày 11/11, ông không nghĩ là người Hồi Giáo quá khích sẽ lên nắm quyền hành.
“Thật là quan trọng để có một nhà lãnh đạo cứng rắn. Trong xã hội Do Thái cũng thế, tôi hay vọng sẽ có những nhà lãnh đạo sẽ đưa con người tới một tương lai tốt đẹp hơn”.
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân Kitô Giáo, ông George Sahhar bày tỏ thật là “một sự đau buồn lớn lao nhất giữa những người tín hữu Kitô tại Thánh Địa. Người này tốt với chúng tôi và đã làm một việc cả thể để che chở chúng tôi và khuôn viên thánh của chúng tôi. Đã có một tâm trạng e sợ những gì sẽ xảy ra sau khi cụ Arafat qua đời”.
Một số người Palestine nói cho dù ai sẽ được chọn lên làm người lãnh đạo, người ấy không được coi là quá thiên kiến tới Hoa Kỳ hay Israel, còn không thì người ấy sẽ không được đồng bào tin tưởng và tín nhiệm.
Tại Hoa Thịnh Đốn, Thổng Thống George W Bush đã gởi lời chia buồn tới cư dân Palestine, và Tổng Thống hy vọng tương lai sẽ “mang lại hoà bình và sự hòan thành nguyện ước cho một Palestine độc lập, dân chủ mà sống hòa bình với những nước láng giềng.”.
Tổng Thống Bush nói thêm: “Trong thời gian chuyển tiếp đang diễn ra trước mặt, chúng tôi khuyến khích tất cả mọi nước trong vùng và trên khắp thế giới hãy liên kết để giúp đạt được sự tiến triển đến những mục tiêu này và hướng tới mục đích hòa bình tối hậu.
Trong khi tại Nữu Ước, chủ tịch Abraham Foxman của Liên Hiệp Chống Phỉ Báng (Do Thái) tuyên bố rằng “Arafat đã đặt trọng tâm để tiêu diệt quốc gia Israel. Thật không nghi nghờ gì đến nhiều tán dương và tưởng nhớ tới những thành dạt của Arafat. Những tán dương như thế sẽ không nên và không thể nào thanh minh đến tránh nhiệm của Arafat đến các chết của hàng ngàn người Israel, người theo Do Thái Giáo, Palestine và những người khác, và suốt cuộc đời đam mê đến việc xử dụng chủ nghĩa khủng bố để đẩy mạng cho những mục đích chính trị”.
Tại Geneva, Hội Đồng các Giáo Hội Thế Giới nói rằng cụ Arafat sẽ được ghi nhớ như một người đã đoàn kết cư dân Palestine và thúc đẩy cho chính nghĩa lập quốc Palestine.
Thông tư của Hội Đồng viết: “Là một người lãnh đạo trên suốt hành trình đài, Yasser Arafat đã được công nhận đến công lý thật sự ôm ấp cho hòa bình, an ninh và niềm hy vọng cả đến hai cư dân Palestine và Israel”. Bản thông tư cũng ghi chú đến “Arafat thường nắm chắc để nhắc đến thánh đường cũng như đến nhà thờ Hồi Giáo như là những thể chế nồng cốt của đời sống trong xứ sở Palestine”.
5. Chết vẫn không yên hàn
Sau khi được tổ chức nghi lễ an táng tại nhà thờ Hồi Giáo trong căn cứ quân sự Ai Cập với sự tham dự của đại diện của các vị nguyên thủ, chính khách và đại diện của rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có đại diện của Tòa Thánh là Đức Thượng Phục Michel Sabat tại Jerusalem. Linh cửu của cụ Arafat đã được đưa lên chiếc trực thăng của không quân Ai Cập cùng một chiếc trực thăng hộ tống về Ramallah, Tây Ngạn.
Một làn khói đen mịt mù và mùi hơi đốt từ bánh xe hơi đã tỏa lên bầu trời tại khu Mugata nơi cụ Arafat đã bị sống quản thúc trong vòng ba năm qua.
Đoàn người Palestine đông như kiến đã đứng chật hết cả vùng nơi linh cửu cụ Arafat sẽ nằm vĩnh viễn xuống lòng đất.
Đông đến nỗi mà có người phải thốt lên “Chưa từng bao giờ thấy xảy ra như vậy vì cụ Arafat thuộc về nhân dân. Nhiều người tham dự mặc áo đen để tang và khoác khăn kaffiyehs trên vai hay cột trên trán, có người mang biểu ngữ, có người mang lá cờ. Nhiều nhóm che mặt, mang vũ khí đi tuần hành xung quanh khuôn viên. Tại một góc ở Mugata, phong trào du kích Hồi Giáo Hamas mang một tấm vải lớn mang hình cụ Arafat.
Do Thái dã cho phép tất cả dân Palestine tại Tây Ngạn, cũng như người Do Thái đi vào vùng Ramallah tham dự lễ hạ huyệt. Tuy nhiên tất cả phải đi bằng xe buýt, có khoảng 140 xe buýt luân phiên liên tục đi đến Ramallah từ vùng Tây Ngạn, khoảng 100 xe buýt đế từ miền Tây Jerusalem và khoảng 20 chiếc xe buýt đi đến từ giải Gaza.
Bầu khí ồn ào, xao động, tiếng hò hét hòa lẫn tiếng khóc nức nở khắp nơi khi họ nhìn thấy chiếc trực thăng chở linh cửu cụ Arafat vừa xuất hiện trên bầu trời khoảng 2 g 15 chiều. Đoàn người bắt đầu hô to lên tên của cụ “Arafat … Arafat … Arafat ….”. Khi trực thăng đã đáp xuống, những vệ binh phải bắn súng chỉ thiên để ngăn cản đoàn người xô lấn muốn tiến tới để đụng vào cỗ quan tài. Những tiếng súng liên thanh vẫn còn nghe tiếp tục bắn chỉ thiên cho đến khi màn trời đêm kéo xuống. Cửa trực thăng vẫn không dám mở ra vì đoàn người vây chặt chung quanh trực thăng, cho đến mãi 25 phút sau linh cữu mới được đưa ra khỏi trực thăng.
Bởi vì tình hình an ninh và quá nhiều người Palestine xô lấn muốn chạm đến quan tài, nên cổ quan được đem đi chôn ngay. Các giáo sĩ Hồi giáo đã đọc kinh cầu nguyện sau khi cổ quan được từ từ hạ xuống huyệt. Người Palestine nói đây chỉ là ngôi mộ tạm thời cho cho tới khi họ có thể dời cụ về chôn tại Jerusalem ở nhà thờ Hồi Giáo al-Aqsa theo như ước muốn của cụ Arafat.
Khi đêm về và khuôn viên Muqata trống vắng, những người lính canh vẫn tiếp tục cầu nguyện, nhiều người khóc chảy nước mắt. Rồi họ nổ súng chỉ thiên, thoạt đầu chỉ coi như là để kiềm chế an ninh, nhưng những người lính canh khác đã tham gia cũng bắt chỉ thiên cho đến hồi súng nổ liên hồi như pháo nổ.
Dân Palestine có người vẫn không đồng ý đến những công việc cụ Arafat đã làm nhưng ai cũng đến đây để nghiêng mình chào vĩnh biệt cụ, vì họ kính trọng cụ và tôn cụ là người đại diện cho căn tính và tình dân tộc Palestine.
6. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Các Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng cái chết của nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat là một thời cơ cho Hoa Kỳ để giúp đẩy mạnh thiến trình hòa bình giữa cư dân Israel và Palestine.
Trong các thông tư riêng được truyền đi, Đức Giám Mục Wilton D. Gregory tại Belleville, Ill., nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và đức Giám Mục John H. Ricard tại Pensacola-Tallahassee, Flạ, chủ tịch ủy ban chính sách quốc tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bày tỏ tình liên đới với dân tộc tại Trung Đông và kêu gọi tái canh tân sự lãnh đạo của Hoa Kỳ cho hòa bình trong vùng.
Đức Giám Mục Gregory nói các Giám Mục Hoa Kỳ sợ rằng nếu không có sự can dự mạnh mẽ của Hoa Kỳ thì e rằng “thời điểm này sẽ bị đánh mất và trong vùng sẽ tiếp tục bị sâu xé bởi những cuộc bạo động, trả thù, chiếm đóng và tuyệt vọng vốn đã làm vỡ mộng đi nhiềm hy vọng và tiêu diệt đời sống của cả hai dân tộc Israel và Palestine”.
Trong lá thư gởi cho tổng thống Bush vào ngày 11/11, Đức Cha Gregory yêu cầu đến Hoa Kỳ cư xử xứng đáng đến những cam kết cho hòa bình tại Thánh Địa.
Đức Cha cũng nói với tổng thống rằng giáo hội sẵn sàng trợ giúp cho tiến trình hòa bình bằng mọi cách nếu có thể được. Ngài nói ủy ban Khởi Xướng Lãnh Đạo Liên Tôn Toàn Quốc cho Hòa Bình được các nhà lãnh đạo Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo thành lập vào năm 2003 đang hoạt động dấn thân cho “một nền hòa bình công chính đối với sự tranh chấp tại vùng đất mà tất cả chúng ta gọi là đất thánh”.
Đức Giám Mục Gregory cũng gởi cho tổng thống Bush bản tài liệu đính kèm “Những Bước Khẩn Thiết cho Hòa Bình” của ủy ban khởi xướng.
Đức Giám Mục Ricard đã gởi đi một thông tư vào ngày 12/11 nói đến niềm hy vọng rằng cái chết của cụ Arafat sẽ không “thêm dầu tiếp tục cho những cuộc bạo động và trả đũa”.
“Chúng tôi cầu nguyện sự mất mát cho cư dân Palestine sẽ làm họ can đảm ấp ủ đến những cơ hội cho sự phục hồi dân chủ và duy trì sự cam kết cho hòa bình và công lý”.
Trong khi bày tỏ tình liên đới với dân tộc Israel và Palestine, Đức Cha Ricard nói giáo hội Hoa Kỳ đã dấn thân cho một “nền hòa bình công lý được xây dựng trên hai nền tảng song đôi của hai dân tộc sống còn cho cư dân Palestine và nền an ninh cho dân tộc Israel”.
“Là con người có đức tin, chúng tôi tin rằng sự chết không có một tiếng nói cuối cùng. Chúng tôi cầu nguyện cho thời gian chuyển tiếp này qua cái chết của lãnh tụ Arafat sẽ dẫn đến một đời sống mới cho dân tộc của cụ và cho tiến trình tiến tới hòa bình và công lý cho dân tộc Palestine, Israel và tất cả những ai sống trong vùng đất mà chúng ta gọi là đất thánh”.