PHẦN II: HỆ SINH THÁI TOÀN DIỆN: TIẾNG KÊU CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CỦA NGƯỜI NGHÈO
“Tôi đề nghị giờ đây chúng ta nên xem xét một số yếu tố của hệ sinh thái toàn diện ... các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội” (LS 137-8).
44. Phần II đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng do các cuộc tấn công chống lại sự sống trên lãnh thổ Amazon gây ra. Sự gây hấn đối với khu vực quan trọng này của Mẹ Đất và cư dân của Mẹ đe dọa sự tồn vong, nền văn hóa và linh đạo của họ. Nó cũng ảnh hưởng đến sự sống của toàn thể nhân loại, nhất là người nghèo, người bị loại trừ, bị đẩy qua bên lề, bị đàn áp. Tình hình hiện nay đang khẩn thiết kêu gọi phải có một cuộc hóan cải sinh thái toàn diện.
Chương I: Sự phá hủy của chính sách duy khai khoáng
“Ngày nay ... tội lỗi hiển hiện trong mọi sức mạnh hủy diệt của nó dưới ... các hình thức bạo lực và lạm dụng đa dạng, bỏ rơi những người dễ bị tổn thương nhất và tấn công vào thiên nhiên” (LS 66).
Tiếng kêu của Amazon
45. “Các dân tộc bản địa Amazon có lẽ chưa bao giờ bị đe dọa như vậy trên chính lãnh thổ của họ như hiện nay” (Fr.PM). Các dự án khai khoáng và nông nghiệp nhằm khai thác lãnh thổ mà không hề xem xét bất cứ điều gì đang phá hủy lãnh thổ này (xem LS 4, 146), một lãnh thổ đang có nguy cơ biến thành một hoang mạc (savannah) [18]. Amazon đang bị giành giật ở một số trận tuyến. Một trong số này đáp ứng các lợi ích kinh tế to lớn chỉ muốn dầu hỏa, khí đốt, gỗ, vàng, độc canh công nông nghiệp, v.v. Một trận tuyến khác là chủ nghĩa duy bảo tồn sinh thái chỉ quan tâm đến sinh quần nhưng bỏ qua các dân tộc ở Amazon. Cả hai mối đe dọa làm tổn thương đất đai và các dân tộc: “Chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi những người khai thác gỗ, chủ trang trại và các bên thứ ba khác. Chúng tôi đang bị đe dọa bởi các tác nhân kinh tế đang thực thi một mô hình hoàn toàn xa lạ trong lãnh thổ của chúng tôi. Các công ty đốn gỗ vào lãnh thổ để khai thác rừng. Chúng tôi chăm sóc rừng cho con cái của chúng tôi. Chúng tôi có thịt, cá, cây dược liệu, cây ăn trái [...] Việc lắp đặt thủy điện và dự án đường thủy có tác động đến sông ngòi và các vùng lãnh thổ [...] Chúng tôi là một vùng lãnh thổ bị đánh cắp” (19).
46. Theo các cuộc tham khảo, tiếng kêu của Amazon phản ảnh ba nguyên nhân chính gây đau đớn. (a) Việc thiếu sự công nhận, phân định ranh giới và quyền sở hữu các vùng đất bản địa vốn là một phần tạo ra cuộc sống của họ. (b) Cuộc xâm lược của các dự án gọi là “phát triển” vĩ đại, mà thực sự phá hủy cả các vùng đất lẫn các dân tộc. Ví dụ quan trọng là các dự án thủy điện; khai thác mỏ hợp pháp và bất hợp pháp liên kết với các garimpeiros bất hợp pháp (những thợ mỏ không chính thức khai khoáng vàng); các dự án đường thủy đe dọa các nhánh chính của sông Amazon; các hoạt động hydrocarbon, các hoạt động chăn nuôi, phá rừng, canh tác độc canh, kỹ nghệ nông nghiệp và grilagem (chiếm dụng đất đai bằng cách sử dụng tài liệu giả). Nhiều trong số các dự án phá hoại nhân danh sự tiến bộ này được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương, quốc gia và nước ngoài. (c) Sự ô nhiễm sông ngòi, không khí, đất và rừng và sự suy giảm phẩm chất sự sống, các nền văn hóa và linh đạo. Do đó, ngày nay, “chúng ta phải nhận ra rằng một cách tiếp cận sinh thái thực sự luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội; nó phải tích hợp các vấn đề công lý trong các cuộc tranh luận về môi trường, để nghe được “cả tiếng kêu của trái đất lẫn tiếng kêu của người nghèo” (LS 49). Đó là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là hệ sinh thái toàn diện.
Hệ sinh thái toàn diện
47. Sinh thái toàn diện dựa trên việc thừa nhận ở trong các mối liên hệ là một phạm trù căn bản của con người. Điều này có nghĩa: chúng ta phát triển như những hữu thể nhân bản trên cơ sở các mối liên hệ của chúng ta với chính mình, với những người khác, với xã hội nói chung, với thiên nhiên / môi trường và với Thiên Chúa. Tính nối kết toàn diện này thường xuyên được nhấn mạnh trong các cuộc tham khảo với các cộng đồng Amazon.
48. Thông điệp Laudato Si' (các số 137-142) giới thiệu mô hình liên hệ này trong sinh thái toàn diện như là sự nối khớp căn bản các dây liên kết vốn làm cho sự phát triển thực sự nhân bản trở thành khả hữu. Các hữu thể nhân bản là một phần của hệ sinh thái tạo điều kiện cho các mối liên hệ đem lại sự sống cho hành tinh của chúng ta; do đó việc chăm sóc các hệ sinh thái này là rất cần thiết. Và nó có tính nền tảng đối với cả việc cổ vũ nhân phẩm lẫn lợi ích chung của xã hội và đối với việc chăm sóc môi trường. Khái niệm sinh thái toàn diện đã và đang soi sáng cho các quan điểm khác nhau tìm cách giải quyết các tương tác phức tạp giữa môi trường và con người, giữa việc quản lý của cải của sáng thế và các đề xuất phát triển và truyền giảng Tin Mừng.
Sinh thái toàn diện tại Amazon
49. Đối với sự chăm sóc vùng Amazon, các cộng đồng thổ dân là những người đối thoại không thể thiếu, vì chính họ là những người thường chăm sóc tốt nhất các lãnh thổ của họ (xem LS 149). Do đó, lúc bắt đầu diễn trình Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chuyến viếng thăm đầu tiên một khu vực Amazon, đã nói với các nhà lãnh đạo thổ dân địa phương: “Tôi muốn đến thăm anh chị em và lắng nghe anh chị em, để được ở bên nhau giữa lòng Giáo hội, để hợp nhất chúng ta trong việc đối đầu với các thách thức của anh chị em và cùng anh chị em tái khẳng định việc chân thành lựa chọn bảo vệ sự sống, bảo vệ đất đai và bảo vệ các nền văn hóa” (Fr.PM). Các cộng đồng Amazon chia sẻ quan điểm này về hệ sinh thái toàn diện: “mọi hoạt động của Giáo Hội ở Amazon phải bắt đầu từ tính toàn diện của hữu thể nhân bản (sự sống, lãnh thổ và văn hóa)” [20].
50. Tuy nhiên, để cổ vũ hệ sinh thái toàn diện trong đời sống hàng ngày của Amazon, điều cũng cần là phải hiểu khái niệm thông đạt và công lý liên thế hệ, bao gồm việc truyền tải kinh nghiệm, vũ trụ học, linh đạo và thần học có tính tổ tiên của người bản địa trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta [21]. “Trong cuộc tranh đấu, chúng ta phải tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa, vì sáng thế là của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa tiếp tục công việc của Người. Cuộc tranh đấu của tổ tiên chúng ta là tranh đấu cho những dòng sông này, cho các lãnh thổ của chúng ta, tranh đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn cho con cái chúng ta” (22).
Đừng phá hủy Amazon
51. Nói một cách chuyên biệt, tiếng kêu của Amazon nói với chúng ta về những cuộc đấu tranh chống lại những kẻ muốn hủy diệt sự sống như được quan niệm một cách toàn diện. Các lực lượng như vậy được hướng dẫn bởi một mô hình kinh tế liên kết với sản xuất, thương mại và tiêu thụ, trong đó việc tối đa hóa lợi nhuận ưu tiên hơn nhu cầu con người và môi trường. Nói cách khác, các cuộc đấu tranh chống lại những người không tôn trọng nhân quyền và quyền thiên nhiên ở Amazon.
52. Một cuộc tấn công khác vào nhân quyền là việc qui thành tội phạm các cuộc biểu tình chống lại việc phá hủy lãnh thổ và các cộng đồng của nó, vì một số luật lệ trong khu vực mô tả chúng là bất hợp pháp [23]. Một sự lạm dụng nữa là phần lớn các quốc gia bác bỏ việc tôn trọng quyền tham khảo và chấp thuận trước của các nhóm bản địa và địa phương trước khi ban các nhượng quyền và hợp đồng khai thác lãnh thổ, mặc dù quyền như thế được Tổ chức Lao động Quốc tế công nhận rõ ràng: “những người có liên quan có quyền quyết định các ưu tiên của họ đối với diễn trình phát triển vì nó ảnh hưởng đến đời sống, các niềm tin, định chế và phúc lợi tinh thần của họ và vùng đất mà họ chiếm giữ hoặc sử dụng, và thi hành việc kiểm soát, tới mức có thể, trong phạm vi có thể, việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của riêng họ” [24]. Cũng những quyền này được các hiến pháp của một số quốc gia Amazon công nhận.
53. Bi kịch của cư dân Amazon xuất hiện không những ở việc mất đất do bị buộc phải di dời, mà còn chịu bị khuất phục trước sự dụ dỗ của tiền bạc, hối lộ và tham nhũng của các tác nhân của mô hình kinh tế kỹ thuật của “nền văn hóa vứt bỏ” (xem LS 22), đặc biệt là trong giới trẻ. Sự sống được liên kết và hòa nhập vào lãnh thổ, vì vậy bảo vệ sự sống là bảo vệ lãnh thổ, không có sự tách biệt giữa hai khía cạnh. Đây là thông điệp trong rất nhiều chứng từ: “Họ đang lấy mất đất đai của chúng tôi - chúng tôi sẽ đi đâu? Vì bị lấy mất quyền này là hết đường tự bảo vệ mình trước những kẻ đe dọa sự sống còn của họ.
54. Việc đốn cây ồ ạt, tận diệt rừng nhiệt đới bằng những vụ đốt rừng có chủ ý, việc mở rộng biên giới nông nghiệp và độc canh là nguyên nhân của sự mất cân bằng khí hậu tại khu vực hiện nay, với những hiệu quả rõ rệt đối với khí hậu hoàn cầu, với kích thước hành tinh như hạn hán lớn và lũ lụt ngày càng thường xuyên hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi các lưu vực sông Amazon và Congo là “những lá phổi của hành tinh chúng ta”, nhấn mạnh sự cấp bách phải bảo vệ chúng (LS 38).
55. Sáng thế được trình bày trong sách Sáng thế như một biểu hiện của sự sống, nuôi dưỡng, khả thể và giới hạn. Trong trình thuật đầu tiên (St 1: 1-2: 4a), con người được mời gọi liên hệ với sáng thế theo cùng một cách như Thiên Chúa. Trình thuật thứ hai (St 2: 4b-25) làm sâu sắc thêm quan điểm này với mệnh lệnh phải “canh tác” (trong tiếng Do Thái, nó cũng có nghĩa là “phục vụ”) và “giữ” (thái độ bảo vệ và yêu thương) khu vườn (St 2: 15). Điều này ngụ ý mối quan hệ chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên” (LS 67), một quan hệ đòi hỏi phải thừa nhận một giới hạn thích hợp của thân phận tạo vật và do đó một thái độ khiêm nhường vì chúng ta không phải là chủ sở hữu hữu hoàn toàn (St 3: 3).
Các gợi ý
56. Thách thức đưa ra rất lớn: Làm thế nào phục hồi được lãnh thổ Amazon, giải cứu nó khỏi sự suy thoái do chính sách tân thực dân và khôi phục lại phúc lợi đích thực và lành mạnh của nó? Đối với các cộng đồng thổ dân, chúng ta nợ họ hàng ngàn năm chăm sóc và canh tác Amazon. Trong túi khôn tổ tiên của họ, họ đã nuôi dưỡng xác tín rằng toàn bộ sáng thế đều được nối kết với nhau, và điều này đáng được chúng tôn trọng và chịu trách nhiệm. Nền văn hóa của Amazon, một nền văn hóa tích hợp con người với thiên nhiên, tạo nên một chuẩn mực để xây dựng một mô hình mới về sinh thái toàn diện. Trong sứ mệnh của mình, Giáo hội cần đảm nhận việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta:
a) Đề xuất các đường hướng hành động có tính định chế có thể cổ vũ sự tôn trọng môi trường.
b) Sắp đặt các chương trình huấn luyện chính thức và không chính thức về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta cho các tác nhân mục vụ và tín hữu, và cởi mở đối với toàn thể cộng đồng, để “nâng cao ý thức của mọi người” (LS 214) như đã được yêu cầu bởi các chương V và VI của Thông điệp Laudato Si’.
c) Tố cáo việc vi phạm nhân quyền và sự hủy diệt gây ra bởi chủ nghĩa khai khoáng không hạn chế.
Chương II: Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV): Các mối đe dọa và việc bảo vệ
“Tôi nghĩ tới [...] các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV). Chúng ta biết rằng họ là những người dễ bị tổn thương nhất trong số những người dễ bị tổn thương” (Fr.PM).
Các dân tộc ở các vùng ngoại vi
57. Trong lãnh thổ Amazon, theo các dữ kiện của các tổ chức Giáo hội chuyên ngành (ví dụ: CIMI) và các tổ chức khác, hiện có từ 110 đến 130 dân tộc bản địa khác nhau trong vùng Cô lập Tự nguyện hay “các dân tộc tự do”. Họ sống bên lề xã hội hoặc chỉ tiếp xúc lẻ tẻ với nó. Chúng ta không biết tên, ngôn ngữ hoặc văn hóa riêng của họ. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta gọi họ là “những dân tộc cô lập”, “tự do”, “tự trị” hay “các dân tộc không có tiếp xúc”. Những dân tộc này sống trong mối liên hệ sâu sắc với thiên nhiên. Nhiều người trong số họ đã quyết định tự cô lập mình vì trước đây họ bị chấn thương; những người khác đã bị bạo lực gạt sang một bên bởi việc bóc lột kinh tế Amazon. Các dân tộc này chống lại mô hình phát triển kinh tế săn mồi, diệt chủng và diệt môi sinh hiện thời, lựa chọn sống giam hãm để sống tự do (xem Fr.PM).
56. Một số “các dân tộc cô lập” sống trên những vùng đất độc hữu bản địa, những người khác sống trên các vùng đất bản địa chung với các “dân tộc đã được tiếp xúc”, lại có những người sống trong khu vực bảo tồn và một số sống trong các vùng lãnh thổ biên giới.
Những người dễ bị tổn thương
59. Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa của các doanh nghiệp kỹ nghệ nông nghiệp và của những người khai thác khoáng sản, gỗ và các tài nguyên thiên nhiên khác. Họ cũng là nạn nhân của nạn buôn bán ma túy, các siêu dự án về cơ sở hạ tầng như đập thủy điện và siêu lộ quốc tế, và các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến mô hình phát triển khai khoáng.
60. Nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ của những ngôi làng này gia tăng do sự hiện diện của những người lập cư, đốn gỗ, binh lính và nhân viên của các kỹ nghệ tài nguyên, hầu hết là đàn ông. Ở một số vùng của Amazon, 90% người bản địa bị sát hại tại các khu lập cư biệt lập là phụ nữ. Bạo lực và kỳ thị như vậy đe dọa nghiêm trọng sự sống còn về thể chất, tinh thần và văn hóa của các dân tộc bản địa này.
61. Thêm vào đó là sự thiếu công nhận quyền lãnh thổ của các dân tộc bản địa và của các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện. Việc qui kết là phạm tội các đồng minh của họ vì các cuộc biểu tình và việc cắt giảm ngân sách vốn dành để bảo vệ vùng đất của họ làm cho việc xâm chiếm lãnh thổ của họ trở nên dễ dàng hơn, do đó, đe dọa hơn nữa đến cuộc sống dễ bị tổn thương của họ.
Các gợi ý
62. Trước tình huống bi thảm này, và nghe thấy những tiếng kêu than của trái đất và của người nghèo (xem LS 49), quả là thích đáng để:
a) Yêu cầu các chính phủ liên hệ bảo đảm các nguồn lực cần thiết để bảo vệ hữu hiệu các dân tộc bản địa sống cô lập. Các chính phủ phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn thể lý của họ và sự toàn vẹn của lãnh thổ họ, dựa trên nguyên tắc phòng ngừa hoặc các cơ chế bảo vệ khác theo luật pháp quốc tế, như các Khuyến cáo chuyhên biệt được quy định bởi Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ (IACHR của OAS) và chứa trong chương cuối cùng của báo cáo, các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện và việc tiếp xúc ban đầu ở châu Mỹ (2013). Cũng cần phải bảo đảm quyền tự do được từ bỏ sự cô lập của họ khi họ muốn.
b) Yêu cầu bảo vệ các khu vực / khu bảo tồn thiên nhiên tại nơi chúng tọa lạc, đặc biệt là về việc phân ranh giới / quyền sử dụng của chúng để ngăn chặn sự xâm chiếm của những nơi họ sống.
c) Cổ vũ việc cập nhật điều tra dân số và lập bản đồ các vùng lãnh thổ nơi những dân tộc này sinh sống.
d) Thành lập các nhóm chuyên biệt trong các giáo phận và giáo xứ và lên kế hoạch hành động mục vụ chung tại các vùng biên giới vì đó là nơi người chuyên di chuyển được tìm thấy.
e) Thông báo cho các dân tộc bản địa về các quyền lợi của họ và thông báo cho công chúng về tình hình của họ.
Kỳ tới: Phần II, các chương 3-5
“Tôi đề nghị giờ đây chúng ta nên xem xét một số yếu tố của hệ sinh thái toàn diện ... các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội” (LS 137-8).
44. Phần II đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng do các cuộc tấn công chống lại sự sống trên lãnh thổ Amazon gây ra. Sự gây hấn đối với khu vực quan trọng này của Mẹ Đất và cư dân của Mẹ đe dọa sự tồn vong, nền văn hóa và linh đạo của họ. Nó cũng ảnh hưởng đến sự sống của toàn thể nhân loại, nhất là người nghèo, người bị loại trừ, bị đẩy qua bên lề, bị đàn áp. Tình hình hiện nay đang khẩn thiết kêu gọi phải có một cuộc hóan cải sinh thái toàn diện.
Chương I: Sự phá hủy của chính sách duy khai khoáng
“Ngày nay ... tội lỗi hiển hiện trong mọi sức mạnh hủy diệt của nó dưới ... các hình thức bạo lực và lạm dụng đa dạng, bỏ rơi những người dễ bị tổn thương nhất và tấn công vào thiên nhiên” (LS 66).
Tiếng kêu của Amazon
45. “Các dân tộc bản địa Amazon có lẽ chưa bao giờ bị đe dọa như vậy trên chính lãnh thổ của họ như hiện nay” (Fr.PM). Các dự án khai khoáng và nông nghiệp nhằm khai thác lãnh thổ mà không hề xem xét bất cứ điều gì đang phá hủy lãnh thổ này (xem LS 4, 146), một lãnh thổ đang có nguy cơ biến thành một hoang mạc (savannah) [18]. Amazon đang bị giành giật ở một số trận tuyến. Một trong số này đáp ứng các lợi ích kinh tế to lớn chỉ muốn dầu hỏa, khí đốt, gỗ, vàng, độc canh công nông nghiệp, v.v. Một trận tuyến khác là chủ nghĩa duy bảo tồn sinh thái chỉ quan tâm đến sinh quần nhưng bỏ qua các dân tộc ở Amazon. Cả hai mối đe dọa làm tổn thương đất đai và các dân tộc: “Chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi những người khai thác gỗ, chủ trang trại và các bên thứ ba khác. Chúng tôi đang bị đe dọa bởi các tác nhân kinh tế đang thực thi một mô hình hoàn toàn xa lạ trong lãnh thổ của chúng tôi. Các công ty đốn gỗ vào lãnh thổ để khai thác rừng. Chúng tôi chăm sóc rừng cho con cái của chúng tôi. Chúng tôi có thịt, cá, cây dược liệu, cây ăn trái [...] Việc lắp đặt thủy điện và dự án đường thủy có tác động đến sông ngòi và các vùng lãnh thổ [...] Chúng tôi là một vùng lãnh thổ bị đánh cắp” (19).
46. Theo các cuộc tham khảo, tiếng kêu của Amazon phản ảnh ba nguyên nhân chính gây đau đớn. (a) Việc thiếu sự công nhận, phân định ranh giới và quyền sở hữu các vùng đất bản địa vốn là một phần tạo ra cuộc sống của họ. (b) Cuộc xâm lược của các dự án gọi là “phát triển” vĩ đại, mà thực sự phá hủy cả các vùng đất lẫn các dân tộc. Ví dụ quan trọng là các dự án thủy điện; khai thác mỏ hợp pháp và bất hợp pháp liên kết với các garimpeiros bất hợp pháp (những thợ mỏ không chính thức khai khoáng vàng); các dự án đường thủy đe dọa các nhánh chính của sông Amazon; các hoạt động hydrocarbon, các hoạt động chăn nuôi, phá rừng, canh tác độc canh, kỹ nghệ nông nghiệp và grilagem (chiếm dụng đất đai bằng cách sử dụng tài liệu giả). Nhiều trong số các dự án phá hoại nhân danh sự tiến bộ này được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương, quốc gia và nước ngoài. (c) Sự ô nhiễm sông ngòi, không khí, đất và rừng và sự suy giảm phẩm chất sự sống, các nền văn hóa và linh đạo. Do đó, ngày nay, “chúng ta phải nhận ra rằng một cách tiếp cận sinh thái thực sự luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội; nó phải tích hợp các vấn đề công lý trong các cuộc tranh luận về môi trường, để nghe được “cả tiếng kêu của trái đất lẫn tiếng kêu của người nghèo” (LS 49). Đó là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là hệ sinh thái toàn diện.
Hệ sinh thái toàn diện
47. Sinh thái toàn diện dựa trên việc thừa nhận ở trong các mối liên hệ là một phạm trù căn bản của con người. Điều này có nghĩa: chúng ta phát triển như những hữu thể nhân bản trên cơ sở các mối liên hệ của chúng ta với chính mình, với những người khác, với xã hội nói chung, với thiên nhiên / môi trường và với Thiên Chúa. Tính nối kết toàn diện này thường xuyên được nhấn mạnh trong các cuộc tham khảo với các cộng đồng Amazon.
48. Thông điệp Laudato Si' (các số 137-142) giới thiệu mô hình liên hệ này trong sinh thái toàn diện như là sự nối khớp căn bản các dây liên kết vốn làm cho sự phát triển thực sự nhân bản trở thành khả hữu. Các hữu thể nhân bản là một phần của hệ sinh thái tạo điều kiện cho các mối liên hệ đem lại sự sống cho hành tinh của chúng ta; do đó việc chăm sóc các hệ sinh thái này là rất cần thiết. Và nó có tính nền tảng đối với cả việc cổ vũ nhân phẩm lẫn lợi ích chung của xã hội và đối với việc chăm sóc môi trường. Khái niệm sinh thái toàn diện đã và đang soi sáng cho các quan điểm khác nhau tìm cách giải quyết các tương tác phức tạp giữa môi trường và con người, giữa việc quản lý của cải của sáng thế và các đề xuất phát triển và truyền giảng Tin Mừng.
Sinh thái toàn diện tại Amazon
49. Đối với sự chăm sóc vùng Amazon, các cộng đồng thổ dân là những người đối thoại không thể thiếu, vì chính họ là những người thường chăm sóc tốt nhất các lãnh thổ của họ (xem LS 149). Do đó, lúc bắt đầu diễn trình Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chuyến viếng thăm đầu tiên một khu vực Amazon, đã nói với các nhà lãnh đạo thổ dân địa phương: “Tôi muốn đến thăm anh chị em và lắng nghe anh chị em, để được ở bên nhau giữa lòng Giáo hội, để hợp nhất chúng ta trong việc đối đầu với các thách thức của anh chị em và cùng anh chị em tái khẳng định việc chân thành lựa chọn bảo vệ sự sống, bảo vệ đất đai và bảo vệ các nền văn hóa” (Fr.PM). Các cộng đồng Amazon chia sẻ quan điểm này về hệ sinh thái toàn diện: “mọi hoạt động của Giáo Hội ở Amazon phải bắt đầu từ tính toàn diện của hữu thể nhân bản (sự sống, lãnh thổ và văn hóa)” [20].
50. Tuy nhiên, để cổ vũ hệ sinh thái toàn diện trong đời sống hàng ngày của Amazon, điều cũng cần là phải hiểu khái niệm thông đạt và công lý liên thế hệ, bao gồm việc truyền tải kinh nghiệm, vũ trụ học, linh đạo và thần học có tính tổ tiên của người bản địa trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta [21]. “Trong cuộc tranh đấu, chúng ta phải tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa, vì sáng thế là của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa tiếp tục công việc của Người. Cuộc tranh đấu của tổ tiên chúng ta là tranh đấu cho những dòng sông này, cho các lãnh thổ của chúng ta, tranh đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn cho con cái chúng ta” (22).
Đừng phá hủy Amazon
51. Nói một cách chuyên biệt, tiếng kêu của Amazon nói với chúng ta về những cuộc đấu tranh chống lại những kẻ muốn hủy diệt sự sống như được quan niệm một cách toàn diện. Các lực lượng như vậy được hướng dẫn bởi một mô hình kinh tế liên kết với sản xuất, thương mại và tiêu thụ, trong đó việc tối đa hóa lợi nhuận ưu tiên hơn nhu cầu con người và môi trường. Nói cách khác, các cuộc đấu tranh chống lại những người không tôn trọng nhân quyền và quyền thiên nhiên ở Amazon.
52. Một cuộc tấn công khác vào nhân quyền là việc qui thành tội phạm các cuộc biểu tình chống lại việc phá hủy lãnh thổ và các cộng đồng của nó, vì một số luật lệ trong khu vực mô tả chúng là bất hợp pháp [23]. Một sự lạm dụng nữa là phần lớn các quốc gia bác bỏ việc tôn trọng quyền tham khảo và chấp thuận trước của các nhóm bản địa và địa phương trước khi ban các nhượng quyền và hợp đồng khai thác lãnh thổ, mặc dù quyền như thế được Tổ chức Lao động Quốc tế công nhận rõ ràng: “những người có liên quan có quyền quyết định các ưu tiên của họ đối với diễn trình phát triển vì nó ảnh hưởng đến đời sống, các niềm tin, định chế và phúc lợi tinh thần của họ và vùng đất mà họ chiếm giữ hoặc sử dụng, và thi hành việc kiểm soát, tới mức có thể, trong phạm vi có thể, việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của riêng họ” [24]. Cũng những quyền này được các hiến pháp của một số quốc gia Amazon công nhận.
53. Bi kịch của cư dân Amazon xuất hiện không những ở việc mất đất do bị buộc phải di dời, mà còn chịu bị khuất phục trước sự dụ dỗ của tiền bạc, hối lộ và tham nhũng của các tác nhân của mô hình kinh tế kỹ thuật của “nền văn hóa vứt bỏ” (xem LS 22), đặc biệt là trong giới trẻ. Sự sống được liên kết và hòa nhập vào lãnh thổ, vì vậy bảo vệ sự sống là bảo vệ lãnh thổ, không có sự tách biệt giữa hai khía cạnh. Đây là thông điệp trong rất nhiều chứng từ: “Họ đang lấy mất đất đai của chúng tôi - chúng tôi sẽ đi đâu? Vì bị lấy mất quyền này là hết đường tự bảo vệ mình trước những kẻ đe dọa sự sống còn của họ.
54. Việc đốn cây ồ ạt, tận diệt rừng nhiệt đới bằng những vụ đốt rừng có chủ ý, việc mở rộng biên giới nông nghiệp và độc canh là nguyên nhân của sự mất cân bằng khí hậu tại khu vực hiện nay, với những hiệu quả rõ rệt đối với khí hậu hoàn cầu, với kích thước hành tinh như hạn hán lớn và lũ lụt ngày càng thường xuyên hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi các lưu vực sông Amazon và Congo là “những lá phổi của hành tinh chúng ta”, nhấn mạnh sự cấp bách phải bảo vệ chúng (LS 38).
55. Sáng thế được trình bày trong sách Sáng thế như một biểu hiện của sự sống, nuôi dưỡng, khả thể và giới hạn. Trong trình thuật đầu tiên (St 1: 1-2: 4a), con người được mời gọi liên hệ với sáng thế theo cùng một cách như Thiên Chúa. Trình thuật thứ hai (St 2: 4b-25) làm sâu sắc thêm quan điểm này với mệnh lệnh phải “canh tác” (trong tiếng Do Thái, nó cũng có nghĩa là “phục vụ”) và “giữ” (thái độ bảo vệ và yêu thương) khu vườn (St 2: 15). Điều này ngụ ý mối quan hệ chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên” (LS 67), một quan hệ đòi hỏi phải thừa nhận một giới hạn thích hợp của thân phận tạo vật và do đó một thái độ khiêm nhường vì chúng ta không phải là chủ sở hữu hữu hoàn toàn (St 3: 3).
Các gợi ý
56. Thách thức đưa ra rất lớn: Làm thế nào phục hồi được lãnh thổ Amazon, giải cứu nó khỏi sự suy thoái do chính sách tân thực dân và khôi phục lại phúc lợi đích thực và lành mạnh của nó? Đối với các cộng đồng thổ dân, chúng ta nợ họ hàng ngàn năm chăm sóc và canh tác Amazon. Trong túi khôn tổ tiên của họ, họ đã nuôi dưỡng xác tín rằng toàn bộ sáng thế đều được nối kết với nhau, và điều này đáng được chúng tôn trọng và chịu trách nhiệm. Nền văn hóa của Amazon, một nền văn hóa tích hợp con người với thiên nhiên, tạo nên một chuẩn mực để xây dựng một mô hình mới về sinh thái toàn diện. Trong sứ mệnh của mình, Giáo hội cần đảm nhận việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta:
a) Đề xuất các đường hướng hành động có tính định chế có thể cổ vũ sự tôn trọng môi trường.
b) Sắp đặt các chương trình huấn luyện chính thức và không chính thức về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta cho các tác nhân mục vụ và tín hữu, và cởi mở đối với toàn thể cộng đồng, để “nâng cao ý thức của mọi người” (LS 214) như đã được yêu cầu bởi các chương V và VI của Thông điệp Laudato Si’.
c) Tố cáo việc vi phạm nhân quyền và sự hủy diệt gây ra bởi chủ nghĩa khai khoáng không hạn chế.
Chương II: Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV): Các mối đe dọa và việc bảo vệ
“Tôi nghĩ tới [...] các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV). Chúng ta biết rằng họ là những người dễ bị tổn thương nhất trong số những người dễ bị tổn thương” (Fr.PM).
Các dân tộc ở các vùng ngoại vi
57. Trong lãnh thổ Amazon, theo các dữ kiện của các tổ chức Giáo hội chuyên ngành (ví dụ: CIMI) và các tổ chức khác, hiện có từ 110 đến 130 dân tộc bản địa khác nhau trong vùng Cô lập Tự nguyện hay “các dân tộc tự do”. Họ sống bên lề xã hội hoặc chỉ tiếp xúc lẻ tẻ với nó. Chúng ta không biết tên, ngôn ngữ hoặc văn hóa riêng của họ. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta gọi họ là “những dân tộc cô lập”, “tự do”, “tự trị” hay “các dân tộc không có tiếp xúc”. Những dân tộc này sống trong mối liên hệ sâu sắc với thiên nhiên. Nhiều người trong số họ đã quyết định tự cô lập mình vì trước đây họ bị chấn thương; những người khác đã bị bạo lực gạt sang một bên bởi việc bóc lột kinh tế Amazon. Các dân tộc này chống lại mô hình phát triển kinh tế săn mồi, diệt chủng và diệt môi sinh hiện thời, lựa chọn sống giam hãm để sống tự do (xem Fr.PM).
56. Một số “các dân tộc cô lập” sống trên những vùng đất độc hữu bản địa, những người khác sống trên các vùng đất bản địa chung với các “dân tộc đã được tiếp xúc”, lại có những người sống trong khu vực bảo tồn và một số sống trong các vùng lãnh thổ biên giới.
Những người dễ bị tổn thương
59. Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa của các doanh nghiệp kỹ nghệ nông nghiệp và của những người khai thác khoáng sản, gỗ và các tài nguyên thiên nhiên khác. Họ cũng là nạn nhân của nạn buôn bán ma túy, các siêu dự án về cơ sở hạ tầng như đập thủy điện và siêu lộ quốc tế, và các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến mô hình phát triển khai khoáng.
60. Nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ của những ngôi làng này gia tăng do sự hiện diện của những người lập cư, đốn gỗ, binh lính và nhân viên của các kỹ nghệ tài nguyên, hầu hết là đàn ông. Ở một số vùng của Amazon, 90% người bản địa bị sát hại tại các khu lập cư biệt lập là phụ nữ. Bạo lực và kỳ thị như vậy đe dọa nghiêm trọng sự sống còn về thể chất, tinh thần và văn hóa của các dân tộc bản địa này.
61. Thêm vào đó là sự thiếu công nhận quyền lãnh thổ của các dân tộc bản địa và của các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện. Việc qui kết là phạm tội các đồng minh của họ vì các cuộc biểu tình và việc cắt giảm ngân sách vốn dành để bảo vệ vùng đất của họ làm cho việc xâm chiếm lãnh thổ của họ trở nên dễ dàng hơn, do đó, đe dọa hơn nữa đến cuộc sống dễ bị tổn thương của họ.
Các gợi ý
62. Trước tình huống bi thảm này, và nghe thấy những tiếng kêu than của trái đất và của người nghèo (xem LS 49), quả là thích đáng để:
a) Yêu cầu các chính phủ liên hệ bảo đảm các nguồn lực cần thiết để bảo vệ hữu hiệu các dân tộc bản địa sống cô lập. Các chính phủ phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn thể lý của họ và sự toàn vẹn của lãnh thổ họ, dựa trên nguyên tắc phòng ngừa hoặc các cơ chế bảo vệ khác theo luật pháp quốc tế, như các Khuyến cáo chuyhên biệt được quy định bởi Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ (IACHR của OAS) và chứa trong chương cuối cùng của báo cáo, các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện và việc tiếp xúc ban đầu ở châu Mỹ (2013). Cũng cần phải bảo đảm quyền tự do được từ bỏ sự cô lập của họ khi họ muốn.
b) Yêu cầu bảo vệ các khu vực / khu bảo tồn thiên nhiên tại nơi chúng tọa lạc, đặc biệt là về việc phân ranh giới / quyền sử dụng của chúng để ngăn chặn sự xâm chiếm của những nơi họ sống.
c) Cổ vũ việc cập nhật điều tra dân số và lập bản đồ các vùng lãnh thổ nơi những dân tộc này sinh sống.
d) Thành lập các nhóm chuyên biệt trong các giáo phận và giáo xứ và lên kế hoạch hành động mục vụ chung tại các vùng biên giới vì đó là nơi người chuyên di chuyển được tìm thấy.
e) Thông báo cho các dân tộc bản địa về các quyền lợi của họ và thông báo cho công chúng về tình hình của họ.
Kỳ tới: Phần II, các chương 3-5